Rối loạn tiêu hóa là tình trạng rất nhiều trẻ gặp phải, vậy làm thế nào để biết được bé đang bị rối loạn tiêu hóa? Dưới đây là một số triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa rõ ràng nhất mà mẹ có thể tham khảo để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của con.
Triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa cụ thể nhất
Những trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém hơn bình thường do sức khỏe bị ảnh hưởng, cơ thể mệt mỏi và thiếu nước. Nếu để tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ sẽ có nguy cơ bị còi xương, suy dinh dưỡng và để lại những di chứng nguy hiểm, sức đề kháng và hệ miễn dịch sẽ kém hơn, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé sau này.
Dưới đây là một số triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa cụ thể nhất mà mẹ cần nắm rõ:
Trẻ hay bị nôn trớ: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện vì vậy có đến 2/3 trẻ sẽ gặp phải tình trạng nôn trớ ngay sau khi ăn. Điều này khiến bé rất khó chịu và mệt mỏi, bên cạnh đó nôn trớ cũng là một trong những biểu hiện của một số bệnh lý khác mà mẹ cần theo dõi để điều trị kịp thời.
Bé thường gặp tình trạng táo bón: Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ rất dễ bị táo bón, gây khó khăn cho việc đại tiện, nếu để kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bỏ bữa, biếng ăn, khó hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Tiêu chảy cũng là biểu hiện thường thấy: Việc bị tiêu chảy sẽ khiến trẻ dễ mất nước, ốm sốt, cơ thể mệt mỏi, nếu không xử trí kịp thời để nghiêm trọng có thể gây tử vong cho trẻ
Trẻ biếng ăn, bỏ bữa: Đối với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường có cảm giác không muốn ăn và từ chối với cả những món bình thường bé rất thích, bên cạnh đó trẻ cũng có biểu hiện quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Mẹ có thể nhận ra trẻ bị rối loạn tiêu hóa thông qua những triệu chứng cơ bản nhất
Cách phòng tránh và chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Thông thường, triệu chứng rối loạn tiêu hóa sẽ gây cho trẻ nhiều khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước tiên, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể tình trạng, từ đó mới có giải pháp khắc phục tốt nhất và điều trị hiệu quả.
Ngoài ra, để phòng tránh trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Nên cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của bé
- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi đã bắt đầu có thể cho ăn dặm, tuy nhiên mẹ nên áp dụng theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ ngọt đến mặn,…để trẻ thích nghi từ từ
- Ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa cho trẻ như bột gạo, thịt gia cầm, khoai tây, khoai lang,…
- Bổ sung thêm nhiều rau củ, trái cây tươi để tăng cường vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé
- Cho trẻ sử dụng thêm sữa chua hoặc các loại men vi sinh lợi khuẩn giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn
- Ngoài ra, mẹ có thể cung cấp thêm các loại acid amin, canxi, vitamin,…theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn cho bé
- Thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh cơ thể, chân, tay sạch sẽ cho trẻ trước mỗi bữa ăn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể
- Mẹ nên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để nắm rõ được tình trạng sức khỏe của con theo từng giai đoạn phát triển
Như vậy, với những triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa vừa được mechamcon chia sẻ ở trên, hi vọng mẹ sẽ luôn theo sát tình trạng sức khỏe của con và có giải pháp điều trị kịp thời. Trong bất kỳ trường hợp nào, mẹ không nên áp dụng những mẹo lạ để chữa trị cho trẻ, cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con.