Trẻ vặn mình bao lâu thì hết? đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa khi thấy con thường xuyên vặn mình, khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Để giải đáp vấn đề này, mẹ hãy tham khảo ngay thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.
Trẻ vặn mình bao lâu thì hết?
Vặn mình là biểu hiện thường thấy ở rất nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ của con, vì vậy để tìm ra được giải pháp khắc phục hiệu quả nhất thì trước tiên mẹ cần nắm rõ được nguyên nhân cụ thể khiến trẻ vặn mình, từ đó sẽ giải đáp được thắc mắc trẻ vặn mình bao lâu thì hết.
Vặn mình do sinh lý: Nếu điều kiện, môi trường ngủ không thoải mái chẳng hạn như nhiều ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ phòng không phù hợp, tã bị ướt/bẩn hoặc do mẹ quấn khăn quá chật, mặc quần áo không thoải mái,… sẽ khiến trẻ vặn mình, gồng mình, khó chịu và mất ngủ.
Giải pháp: Đối với trường hợp trẻ sơ sinh vặn mình do sinh lý, mẹ không cần quá lo lắng bởi chỉ cần giải quyết các nhu cầu cơ bản của con chứng vặn mình ở bé sẽ tự hết khi bé được 3 tháng tuổi.
Vặn mình do bệnh lý: Trong trường hợp, một số trẻ vặn mình do liên quan đến yếu tố về bệnh lý, thường xuất hiện các dấu hiệu như đổ mồ hôi trộm, con quấy khóc về đêm, giật mình hay ngủ không sâu giấc,… khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Bên cạnh đó, trẻ vặn mình cũng có thể do bé bị thiếu canxi, vitamin D hoặc gặp vấn đề về đường tiêu hóa.
Giải pháp: Mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và hỗ trợ giải pháp điều trị tốt nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé và giúp con hết vặn mình.

Trẻ vặn mình bao lâu thì hết là mối quan tâm của rất nhiều cha mẹ
Mẹo giúp mẹ khắc phục khi trẻ vặn mình
Đối với vấn đề vặn mình ở trẻ để giúp con cải thiện tình trạng một cách tốt nhất, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
Tắm nắng thường xuyên
Tắm nắng được coi là giải pháp đầu tiên giúp mẹ cải thiện chứng vặn mình cho con hiệu quả, hàng ngày mẹ có thể cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng hoặc chiều muộn để giúp con hấp thụ vitamin D hiệu quả nhất đồng thời tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch để bé có một giấc ngủ ngon, trọn vẹn hơn.
Yếu tố môi trường ngủ
Không gian ngủ tác động trực tiếp đến trẻ nhỏ vì vậy mẹ nên thường xuyên vệ sinh phòng sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát, có đủ ánh sáng, yên tĩnh, không bị tác động bởi tiếng ồn bên ngoài và nhiệt độ phòng phù hợp.
Bổ sung dưỡng chất
Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt trong những năm đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy, để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con, mẹ nên thiết lập thực đơn ăn uống hàng ngày của bé đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chủ yếu là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Tăng cường vận động
Nên thường xuyên cho trẻ vui chơi các hoạt động bổ ích để giúp con khỏe mạnh, thích nghi với điều kiện tự nhiên, giảm khả năng lây nhiễm bệnh đồng thời giúp bé cải thiện chứng vặn mình, ngủ ngon, sâu giấc hơn.
Vấn đề vệ sinh cơ thể
Da của trẻ rất nhạy cảm, vì vậy mẹ nên thường xuyên vệ sinh cơ thể cho bé cẩn thận đồng thời kiểm tra vấn đề về vệ sinh như tã/bỉm, quần áo để đảm bảo con luôn được khô thoáng, sạch sẽ nhất.
Như vậy, đối với những trường hợp do sinh lý, mẹ chỉ cần thay đổi, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con thì sẽ không còn lo lắng trẻ vặn mình bao lâu thì hết. Còn đối với những bé đang gặp vấn đề về bệnh lý, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám, tư vấn và có giải pháp hỗ trợ điều trị phù hợp nhất, tránh để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe của con.