Trẻ sơ sinh vặn mình nhiều là trường hợp hay gặp làm cha mẹ lo lắng. Đặc biệt xuất hiện trong giấc ngủ về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.
Mechamcon đã nhận được rất nhiều thắc mắc của các mẹ về tình trạng này. Với hầu hết các trẻ đây là biểu hiện sinh lý bình thường, thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn sơ sinh và chấm dứt ở tháng tháng thứ 3, 4. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra với tần suất lớn, kèm theo những triệu chứng khác như ra mồ hôi trộm, quấy khóc, khó ngủ, nôn trớ,…thì là những biểu hiện của bệnh.
Mẹ Minh Thúy (Đống Đa, Hà Nội): “Bé nhà mình 2 tháng tuổi rồi, nhưng con thường xuyên ngủ không sâu giấc, đặc biệt hay giật mình và vặn mình khi ngủ. Mỗi khi trẻ vặn mình đều khóc thét lên, đỏ mặt tía tai”.
Hay như tâm sự của mẹ Mỹ Linh (Con Cuông, Nghệ An): Suốt 3 tháng qua bé nhà mình rất hay vặn mình, nhất là trong lúc ngủ. Mỗi lần như thế con lại thức giấc, và khó để ngủ lại. Đôi khi vặn mình xong bé còn nôn trớ sữa, nhìn rất đau lòng”.
Biểu hiện vặn mình của mỗi bé cũng đa dạng, tuy nhiên thắc mắc của mẹ cũng xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh hay vặn mình thì phải làm gì.
Một số mẹo hay giúp mẹ khi trẻ sơ sinh vặn mình nhiều
1, Theo dõi tình trạng tã, bỉm, quần áo, chăn màn cho trẻ

Theo dõi tình trạng tã, bỉm, thường xuyên để con thoải mái khi ngủ
Nhiều khi trẻ sơ sinh vặn mình để phản ứng với sự khó chịu từ việc mặc bỉm ướt, quần áo quá chật, quá cứng. Để hạn chế tình trạng này mẹ hãy kiểm tra bỉm, tã của con thường xuyên để xem chúng có bị ướt hay không (vì trẻ sơ sinh sẽ đi tiểu nhiều lần trong ngày đấy) và lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái, chất vải mềm phù hợp với làn da con. Chăn màn, tất tay chân, khăn lau cũng cần được quan tâm. Một sự khó chịu nhỏ cũng có thể làm bé trằn trọc, vặn mình, thức giấc khi ngủ.
2, Kiềm chế cảm xúc của con bằng cách an ủi và xoa dịu trẻ
Nhiều bé vặn mình xong thường sẽ bắt đầu khó chịu, la hét và không muốn ngủ lại. Điều mẹ cần làm bây giờ là hãy ôm con vào lòng, âu yếm, dùng lời nói nhẹ nhàng để an ủi. Con sẽ cảm thấy an tâm hơn và bắt đầu dịu lại.
Trẻ nhỏ cũng học theo tâm trạng của người lớn, vì vậy mẹ không nên tỏ thái độ lo lắng khi thấy con khóc, vì bé sẽ bất an theo.
3, Tắm nắng thường xuyên
Một trong những nguyên nhân phổ biến của hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình nhiều là do thiếu hụt vitamin D và canxi. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra vitamin D có trong thực phẩm như trứng, sữa, cá,…chỉ cung cấp được 20% nhu cầu phát triển của cơ thể; 80% còn lại được hấp thụ qua ánh nắng mặt trời. Vì thế, cho trẻ tắm nắng thường xuyên (sau khi dủ 10 ngày tuổi) là cách tốt nhất để bổ sung vitamin D và hạn chế việc bé giật mình quấy khóc và hay vặn mình.

Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D cho giấc ngủ trọn vẹn
Cách tắm nắng đúng cho trẻ sơ sinh là mỗi ngày cho bé tiếp xúc với ánh sáng mặt trời từ 15 – 20 phút vào buổi sáng trong khoảng thời gian từ 8 giờ – 9 giờ. Cho bé đeo kính hoặc đội mũ để hạn chế ánh sáng vào mắt trẻ.
4, Cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ
Trong giai đoạn sơ sinh, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và gần như là duy nhất cho sự phát triển của bé. Dinh dưỡng sữa mẹ nghèo nàn cũng dẫn đến tình trạng con bị thiếu chất. Vì vậy trong thời gian cho con bú mẹ nên đa dạng dinh dưỡng bữa ăn cho mình, hạn chế kiêng khem, ăn đủ chất, đặc biệt là những thực phẩm lợi sữa cho bé. Khi sữa mẹ tốt, sức khỏe và tinh thần bé cũng ổn định sẽ hạn chế được vấn đề trẻ sơ sinh vặn mình nhiều.
5, Liệu bé có đang bị ốm
Trẻ khó chịu vặn mình bởi vì con đang có vấn đề về sức khỏe. Do sức đề kháng yếu cùng với việc chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ nên bé dễ bị ảnh hưởng và bị ốm. Những căn bệnh bé hay mắc phải như viêm đường hô hấp, cảm lạnh, sốt, rối loạn tiêu hóa,…làm con bứt rứt, khó khăn trong việc cử động và hay vặn mình. Bên cạnh đó, ngứa dị ứng do công trùng đốt, viếm đỏ, nổi mẩn ở các ngấn tay, chân cũng làm trẻ sơ sinh hay vặn mình nhiều.

Chăm sóc sức khỏe khi bé đang ốm cho nhanh khỏi để con không vặn mình khi ngủ
Điều mẹ cần làm là phát hiện nguyên nhân bệnh, điều trị kịp dứt điểm kịp thời các loại bệnh lý đó, tìm lại sự thoải mái cho con. Nếu tình trạng nghiêm trọng nên đưa trẻ đến bệnh viện càng nhanh càng tốt để không có những hệ lụy sau này.
6, Tuyệt đối không sử dụng những mẹo lạ chưa được chứng thực để áp dụng cho bé
Nhiều mẹ hay tự tìm những kinh nghiệm truyền miệng để chấm dứt tình trạng con hay vặn mình như xông hơi, tẩy lông,…Những phương pháp này tuyệt đối không được áp dụng cho bé. Trẻ sơ sinh còn rất non nớt nên bất kỳ tác động nhỏ nào cũng ảnh hưởng đế bé. Những phương pháp chưa được chứng nhận không những không giải quyết được vấn đề mà còn có thể gây hại cho bé.
Trên đây là những lời khuyên dành cho mẹ khi trẻ sơ sinh vặn mình nhiều. Mẹ lưu lại để áp dụng cho em bé nhà mình nhé.