Không phải trẻ sơ sinh nào cũng biết cách tự ngủ, vì vậy có rất nhiều mẹ vẫn đang vật lộn với vấn đề giấc ngủ của con. Trận chiến trước giờ đi ngủ của mẹ vẫn diễn ra hàng đêm và mối quan tâm, lo lắng nhất của mẹ chính là trẻ sơ sinh ngủ ít ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bé? Những chia sẻ từ mechamcon dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Lý giải vì sao trẻ sơ sinh ngủ ít?
Trẻ bị đói: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh, chẳng ai có thể đi ngủ với một cái bụng rỗng, ngay cả với chính bạn. Trẻ sơ sinh có xu hướng phát triển nhanh hơn trong những năm đầu sau sinh, vì vậy mẹ nên đảm bảo các cữ bú và lượng sữa cần thiết để nạp năng lượng kịp thời cho bé.
Lịch trình ngủ không nhất quán: Có rất nhiều trẻ sơ sinh được bố mẹ tạo lập thời gian biểu sinh hoạt ngay từ khi mới chào đời, việc này sẽ tạo thành thói quen đều đặn cho bé. Tuy nhiên, nếu lịch trình này bị thay đổi hoặc xáo trộn sẽ khiến bé ngủ ít hoặc không ngủ do chưa quen với thời gian biểu mới. Trong một vài trường hợp, nếu bố mẹ không tạo lập thói quen đi ngủ cho bé cũng sẽ khiến bé ngủ ít, ngủ không đều đặn.

Có nhiều lý do khiến trẻ sơ sinh ngủ ít mà mẹ cần biết
Bé bị bệnh hoặc ốm, sốt: Trẻ sơ sinh ngủ ít có thể xuất phát từ nguyên nhân bé mắc một số bệnh lý hoặc bị ốm, mệt mỏi. Mẹ nên theo dõi các biểu hiện đi kèm của bé, nếu thấy bé ít ngủ, biếng bú, thân nhiệt tăng,…thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ Nhi khoa.
Trẻ bị kích động quá mức: Trẻ em thường rất nhạy cảm với thế giới quan xung quanh mình, nếu bị tác động bởi tiếng ồn quá mức hay ánh sáng quá mạnh sẽ khiến bé ngủ ít hơn, hay giật mình, quấy khóc và cảm thấy căng thẳng.
Các yếu tố khác: Ngoài những lý do phổ biến như trên, trẻ sơ sinh ngủ ít còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như tã của bé bị bẩn hoặc ướt, nhiệt độ phòng không phù hợp, bé chưa quen với môi trường sống bên ngoài,…tất cả những lý do này đều khiến trẻ không đạt được một giấc ngủ chất lượng.
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu, khi nào và bao lâu thì đủ?
Tùy vào độ tuổi, mỗi trẻ sơ sinh sẽ có thời gian ngủ buổi ngày và ban đêm khác nhau. Mẹ có thể theo dõi trong bảng dưới đây:
Độ tuổi | Ngủ trưa (giờ) | Thời lượng của giấc ngủ ngắn | Thời gian giữa các giấc ngủ ngắn | Đi ngủ | Số giờ ngủ ban đêm | Tổng số giờ ngủ mỗi ngày |
0 – 6 tuần | 4 – 8 | 15 phút – 4 giờ | 45 phút – 1 giờ | Biến đổi nhưng muộn 9:00 – 11:00 tối | 8 – 14 | 14 – 18 giờ |
6 tuần – 3 tháng | 3 – 4 | 30 phút – 2 giờ | 1 giờ – 1 giờ 45 phút | Biến đổi nhưng muộn 8:00 – 11:00 tối | 8 – 13 | 11 – 15 giờ |
3 – 6 tháng | 3 | 1 – 2 giờ | ~ 2 giờ | 8:00 – 10:00 tối | 9 – 12 | 12 – 14 giờ |
6 – 9 tháng | 3 | 1 – 2 giờ | 2 – 3 giờ | 8:00 – 10:00 tối | 9 – 12 | 12 – 14 giờ |
9 – 12 tháng | 2 | 1 – 2 giờ | ~ 3 giờ | 7:00 – 8:00 tối | 10 – 12 | 12 – 14 giờ |
12 – 18 tháng | 1 | 1 – 2 giờ | 3 giờ | 7:00 – 8:00 tối | 10 – 12 | 12 – 14 giờ |
(Nguồn: Theo Giải quyết các vấn đề về giấc ngủ của con bạn – R.Ferber, MD & Thói quen ngủ lành mạnh, trẻ hạnh phúc – M.Weissbluth, MD)
Nếu giấc ngủ của bé gần đúng với các con số trong bảng theo dõi trên thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm bé đang có một giấc ngủ tốt. Nếu không, mẹ cần theo dõi và điều chỉnh để đáp ứng được số giờ ngủ đúng với độ tuổi của con.
Trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không?
Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng bởi trong lúc ngủ các tế bào sẽ được kích thích, sản sinh giúp bé phát triển và hoàn thiện hơn. Một đứa trẻ sơ sinh có giấc ngủ dài, sâu giấc, ngủ đủ và đạt chất lượng sẽ phát triển chiều cao, cân nặng và trí tuệ hơn một trẻ sơ sinh ngủ ít, ngủ không đủ số giờ theo độ tuổi. Chính vì vậy, mẹ cần đặc biệt quan tâm đến giấc ngủ của con.
Trẻ sơ sinh ngủ ít thường có dấu hiệu phát triển chậm, còi xương, hệ miễn dịch và sức đề kháng kém. Khi ngủ không đủ giấc, cơ thể bé sẽ mệt mỏi, không muốn hoạt động, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cũng sẽ kém hơn, lâu dần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ sơ sinh ngủ ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé
Khi quan sát, theo dõi thấy con ngủ ít, số giờ ngủ không đảm bảo và thường quấy khóc, khó ngủ về đêm mẹ cần đưa trẻ đến gặp chuyên gia Nhi khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp phù hợp. Ngoài ra, để con có một giấc ngủ tốt, đạt chất lượng, mẹ cũng nên tạo lập một thời gian biểu sinh hoạt phù hợp cho bé, bổ sung thêm các sản phẩm từ sữa có chứa thành phần Lactium để bé ngủ ngon, sâu giấc hơn.
Hi vọng những thông tin mechamcon vừa chia sẻ sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc và nuôi dạy con tốt nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con để bé phát triển toàn diện.