Trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và có những hệ lụy về sau. Vậy làm thế nào để giải quyết tình trạng này cho con hiệu quả nhất? Mẹ hãy tham khảo một số thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.
Trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình có sao không?
Hầu hết trẻ sơ sinh từ 0 cho đến vài tuần tuổi thường ngủ rất nhiều, theo nghiên cứu của các chuyên gia, bé có thể ngủ từ 14 đến 17 tiếng/ngày, tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng đạt được số giờ ngủ theo đúng quy định, sẽ có trẻ ngủ ít hoặc ngủ nhiều hơn.
Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình thường xuất hiện ở những trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi, đây là giai đoạn bé vừa chuyển từ môi trường bên trong tử cung của mẹ ra ngoài môi trường tự nhiên nên chưa kịp thích nghi, hơn nữa hệ thần kinh của bé cũng chưa hoàn thiện nên thường có những biểu hiện như vặn mình, múa vờn chân tay.
Ngoài ra, cũng còn có một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ít, vặn mình mẹ cần lưu ý như:
- Môi trường ngủ của trẻ kín hơi, không thoáng khí, bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn lớn bên ngoài
- Nhiệt độ phòng không phù hợp khiến trẻ quá nóng hoặc quá lạnh gây khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc
- Mẹ lựa chọn quần áo cho trẻ không hợp lý khiến con khó chịu, mệt mỏi, thường xuyên vặn mình, giật mình khi ngủ
- Tã/bỉm của trẻ bị ướt hoặc bẩn khiến con khó chịu, ngủ ít, vặn mình
- Trẻ thiếu một số dưỡng chất quan trọng như canxi, vitamin D, kẽm,… làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không sâu giấc
Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình nếu bé không xuất hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì mẹ không cần lo lắng, tuy nhiên nếu để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, giấc ngủ không đảm bảo là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển về chiều cao, cân nặng và trí tuệ, giảm khả năng nhận thức và học hỏi hơn so với các trẻ khác.

Trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình thường gặp nhiều ở những trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi
Cách xử lý hiệu quả khi trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình
Theo chuyên gia, thực trạng trẻ sơ sinh ngủ ít và vặn mình không hiếm gặp, tuy nhiên để giải quyết hiệu quả vấn đề này, trước tiên bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có phương pháp khắc phục đúng đắn và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không nên áp dụng hay thử bất kỳ mẹo lạ, mẹo dân gian nào để chữa trị cho con khi chưa tìm hiểu kĩ thông tin để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu cảm thấy không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con, mẹ có thể đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và nhận được lời khuyên từ các chuyên gia, bác sĩ.
Bên cạnh đó, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để giúp con ngủ ngon, sâu giấc và đúng giờ hơn:
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn 6 tháng đầu đời để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con và giúp bé ngủ ngon, sâu giấc hơn.
- Trong trường hợp nếu trẻ phải sử dụng sữa công thức, mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn được loại sữa phù hợp nhất cho con
- Đảm bảo môi trường ngủ của con phải thông thoáng, sạch sẽ, không bị làm phiền bởi tiếng ồn lớn bên ngoài, đủ ánh sáng và nhiệt độ phù hợp với thân nhiệt của trẻ
- Chú ý đến các yếu tố về vệ sinh cơ thể, thường xuyên kiểm tra tã/bỉm để đảm bảo con luôn được khô thoáng, sạch sẽ nhất trước mỗi giấc ngủ
- Nên cho trẻ tắm nắng vào buổi sớm và chiều muộn, tăng cường vận động cho trẻ để giúp con ngủ ngon và cải thiện chứng vặn mình tốt hơn
- Cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các bệnh lý nguy hiểm và bổ sung các loại vi dưỡng chất quan trọng qua từng giai đoạn phát triển của bé
Như vậy, với tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình mẹ nên có phương pháp xử lý kịp thời để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của bé.