Chất lượng của giấc ngủ có tác động trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, nhất là trong giai đoạn 3 năm đầu đời. Trường hợp trẻ ngủ không sâu giấc hay mơ hoặc trằn trọc, khó chịu, quấy khóc khi vào giấc cũng sẽ để lại hệ quả xấu khi nó kéo dài lâu ngày.
Ngoài một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học thì giấc ngủ cũng là yếu tố quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ (cả về thể chất lẫn trí tuệ). Trẻ ngủ không sâu giấc hay mơ chỉ là biểu hiện thường thấy trong các vấn đề giấc ngủ của trẻ. Có nhiều nguyên nhân khiến cho giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến và cách xử lý phù hợp dành cho mẹ.
Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ ngủ không sâu giấc hay mơ
1. Trẻ bị thiếu canxi
Trong những tháng đầu đời, nhu cầu canxi của trẻ là khá lớn, canxi đóng vai trò “chủ chốt” của một hệ xương và răng khỏe mạnh. Khi bị thiếu hụt canxi, trẻ không chỉ bị còi xương, chậm lớn mà còn thường xuyên giật mình khi ngủ và biểu hiện chính là trẻ ngủ không sâu giấc hay mơ, hay quấy khóc. Bởi nếu thiếu canxi, sự hoạt động của hệ thần kinh sẽ bị trì trệ, khiến cho giấc ngủ sâu trở nên khó khăn. Trẻ sẽ bị ức chế, khó ngủ và hay mơ màng.
Nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu hụt canxi:
- Mẹ không bổ sung đầy đủ canxi ngay từ khi còn mang thai.
- Trẻ bị mất đi nguồn canxi đột ngột sau khi lọt lòng mẹ, khiến cơ thể trẻ phải tự hấp thu canxi qua sữa. Nhưng sữa mẹ hoặc sữa công thức lại không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết.
- Sau khi sinh, mẹ không chú trọng bổ sung thêm canxi và vitamin D cho trẻ.
- Thực đơn dinh dưỡng “thiếu thốn” canxi.

Trong những tháng đầu đời, nhu cầu canxi của trẻ là khá lớn, canxi đóng vai trò “chủ chốt” của một hệ xương và răng khỏe mạnh
Cách xử lý:
- Trong quá trình mang thai, mẹ hãy chú trọng bổ sung các nguồn thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá, súp lơ xanh,… Hơn nữa, mẹ cũng có thể bổ sung canxi cho bé dưới dạng viên uống dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Để trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời, nhằm đảm bảo trẻ có đủ lượng canxi cần thiết và dồi dào nhất.
- Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để cơ thể hấp thu vitamin D tự nhiên qua ánh sáng mặt trời, vì vitamin D hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa canxi.
2. Điều kiện phòng ngủ không thích hợp
Khi được sinh ra, trẻ thực sự gặp khó khăn khi phải thích nghi với điều kiện sống khác hẳn với môi trường nhỏ hẹp và an toàn trong bụng mẹ. Đó cũng là nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc hay mơ. Ngoài ra, giấc ngủ của trẻ cũng bị tác động bới các yếu tố khác như: giường nằm không thoải mái, bỉm/ tã bị ẩm ướt, ánh sáng mạnh, tiếng ồn xung quanh, nhiệt độ phòng không phù hợp, độ ẩm không khí quá cao/ quá thấp,…
Cách xử lý:
- Quấn lớp chăn mỏng quanh người bé: Cách làm này sẽ giúp trẻ tạo cảm giác được bảo bọc như khi còn ở trong bụng mẹ. Trẻ sẽ ngủ sâu hơn và hạn chế tình trạng giật mình khi ngủ hoặc ngủ không sâu giấc hay mơ màng.
- Tạo môi trường ngủ tốt nhất cho bé: Đảm bảo rằng bỉm/ tã của bé luôn được khô thoáng, thường xuyên kiểm tra xem bỉm/ tã của bé có bị ướt hoặc bẩn không để thay kịp thời. Đồng thời, phòng ngủ cũng phải đảm bảo tốt về điều kiện ánh sáng, sự yên tĩnh, nhiệt độ và độ ẩm,…
3. Trẻ bị ám ảnh
Một lý do khác khiến trẻ ngủ không sâu giấc, hay mơ cũng là do những tác động từ cuộc sống ban ngày khiến tâm trí trẻ không ổn định. Ví dụ như khi bé không chịu vào giấc, bố mẹ thường lấy những hình ảnh vô thực để dọa bé như: ông kẹ, con ma, ngáo ộp,… nhằm khiến bé nghe lời và lên giường đi ngủ.
Nhưng mẹ lại không biết rằng hành động dọa nạt này sẽ gây ám ảnh cho trẻ, khiến trẻ ngủ không sâu giấc và hay giật mình, đôi khi tỉnh giấc và khóc thét vì gặp phải ác mộng. Vì thế, bố mẹ tuyệt đối không áp dụng cách xử lý này để trị bắt con đi ngủ.

Do những tác động từ cuộc sống ban ngày khiến tâm trí trẻ không ổn định
4. Giấc ngủ của trẻ chưa được đưa vào khuôn khổ
Ở trẻ sơ sinh, giờ giấc ngủ sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể. Do đó, mẹ cũng khó để thiết lập một lịch trình giấc ngủ cho trẻ. Các bác sĩ Nhi khoa cũng khuyên rằng, với trẻ dưới 6 tuần tuổi, mẹ hãy để bé ngủ bao lâu tùy thích. Nhưng đến khi trẻ được 6 tháng, mẹ hãy thiết lập cho bé kế hoạch cụ thể về thời gian ngủ nghỉ và thực hiện theo đúng lịch trình cố định đó. Cách này vừa giúp bé sinh hoạt điều độ, tốt cho sức khỏe lại còn giúp mẹ nuôi con đỡ vất vả hơn.
Còn với trẻ từ 1 đến 3 tuổi, lúc này trẻ đang ở độ tuổi hiếu động, thích tìm tòi và khám phá nên thường ngủ trưa rất ít hay thậm chí là không chịu ngủ trưa. Buổi tối thì lại hay ngủ muộn, ảnh hưởng lớn đến thể chất và khả năng học hỏi, tiếp thu bài trên lớp của trẻ. Vậy nên mẹ cần thiết phải thiết lập thời gian biểu về giờ giấc sinh hoạt cho trẻ thật phù hợp để không ảnh hưởng đến chất lượng sống của bé trong những năm về sau.
Hi vọng từ những thông tin hữu ích trên đây, mẹ đã tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc, hay mơ. Bởi một giấc ngủ sâu và đủ giấc sẽ là tiền đề quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh và có những giấc ngủ ngon!
>>> Xem thêm: Tại sao bé hay khóc đêm: Những nguyên nhân chính