Với mỗi trẻ, có những mốc thời gian cố định đánh dấu sự phát triển và chuyển sang giai đoạn mới. Mọc răng là một trong số đó. Tuy nhiên có nhiều trẻ mọc răng chậm, mẹ lo lắng liệu như thế có vấn đề gì không? Những nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm là gì?
Như thế nào thì có thể đánh giá trẻ mọc răng chậm?
Với mỗi trẻ thời gian và đặc điểm nhận biết trong việc mọc răng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường sẽ theo một quy trình nhất định. Thực tế, ngay khi trong bụng mẹ răng bé đã phát triển, chồi răng hình thành trong nướu răng. Những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ mọc sẽ bắt đầu mọc khi con từ 4 – 8 tháng tuổi. Trẻ đủ 20 chiếc răng sữa trong khoảng thời gian từ 2 đến 2 tuổi rưỡi. Thời gian và thứ tự các răng mọc ở trẻ sẽ được thể hiện theo bảng sau:
Từ bảng trên có thể thấy, nếu đến 9 – 10 tháng mà trẻ chưa bắt đầu mọc những chiếc răng cửa đầu tiên thì được coi là mọc răng chậm. Bên cạnh đó trẻ mọc răng không đều, từng chiếc một, sau thời gian dài không tiếp tục mọc cũng là dấu hiệu của mọc răng chậm.
6 nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm?
Cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mọc răng chậm của trẻ. Xác định được vấn đề xuất phát từ đâu sẽ giúp cha mẹ có biện pháp can thiệp kịp thời và chính xác. Về nguyên nhân trẻ mọc răng chậm được chia làm 2 nhóm – chủ quan và khách quan với 5 nguyên nhân chính.
Nguyên nhân khách quan
- Yếu tố di truyền: có thể nhiều mẹ không biết mọc răng chậm cũng do yếu tố di truyền tác động. Nếu trong nhà đã từng có người bị mọc răng chậm thì tình trạng của bé có thể nhận yếu tố di truyền từ thế hệ trước. Trường hợp này mẹ không cần phải quá lo lắng.
- Thời điểm bé sinh ra: đây là điểm bắt đầu cuộc sống bên ngoài và tác động lớn đến sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ sinh non, cân nặng nhẹ sẽ chậm mọc răng so với các bé bình thường. Do chồi răng hình thành trong nướu răng xuất hiện từ khi trẻ còn trong bụng mẹ nên giả trẻ sinh lúc 8 tháng tuổi thai kỳ sẽ mọc răng chậm hơn khoảng 4 tuần so với trẻ sinh 9 tháng 10 ngày tuổi thai.
- Do một số bệnh: trẻ mọc răng trễ do một số căn bệnh như Hội chứng Down, lớp phôi ngoài có biến chứng, tuyến yên hoạt động không bình thường. Những bệnh này chỉ có thể xác định được khi được kiểm tra chuẩn đoán kỹ.
Nguyên nhân chủ quan

Thiếu canxi có thể khiến trẻ chậm mọc răng
- Thiếu canxi: đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ mọc răng chậm hơn bình thường. Canxi là vi chất quan trọng giúp phát triển hệ xương và hệ răng của trẻ. Thiếu canxi khiến mầm răng của trẻ không thể nhú dài lên được, cũng khiến răng yếu dễ bị sâu răng. Trong 6 tháng đầu tiên, sữa mẹ là nguồn cung cấp canxi chủ yếu. Khi bé chuyển sang giai đoạn ăn dặm mẹ hãy bổ sung vào chế độ ăn của con những thực phẩm giàu canxi.
- Do còi xương: khi còi xương tức là trẻ bị thiếu hụt lượng vitamin D, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi. Mẹ bổ sung canxi cho bé bằng cách cho bé tắm nắng thường xuyên, mỗi ngày từ 10 – 15 phút trong khoảng thời gian 8 giờ – 9 giờ.
- Suy dinh dưỡng, chậm phát triển cân nặng chiều cao sẽ không đủ cung cấp năng lượng cho các sự phát triển của bé cũng có thể ảnh hưởng làm bé chậm mọc răng so với bình thường. Với trẻ đã ăn dặm mẹ hãy thiết kế khẩu phần ăn đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng cho trẻ. Ngoài ra mẹ giúp bé ngủ đủ giấc, quan tâm đến chất lượng giấc ngủ của con để bé ăn ngon miệng, không bị suy dinh dưỡng.
Trên đây là những chia sẻ của mechamcon về tình trạng trẻ mọc răng châm. Hi vọng thông tin bài viết đã giúp bạn nhận biết được việc mọc răng chậm ở trẻ, có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này. Để xác định chính xác nguyên nhân và có những tư vấn giải pháp phù hợp nhất mẹ nên đưa bé đến các trung tâm ý tế để khám.