Những kỷ niệm với những chiếc răng sữa không chỉ đáng nhớ với các em bé mà cũng là niềm vui và sự chờ mong của cha mẹ. “A. Cu Bon đã nhú răng lên rồi này”. Nhiều mẹ đã không thể kìm nén được niềm vui khi bé yêu bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên, cũng không ít phụ huynh phải đón nhận niềm vui này chậm hơn. Đi cùng với đó là lo lắng trẻ mọc răng chậm có ảnh hưởng gì không. Cùng chia sẻ tâm sự này với một bà mẹ 9x và lời giải đáp từ chuyên gia nhé.
Mẹ Trần Hồng Nhung (Đông Sơn, Thanh Hóa): “Thưa chuyên gia, con em sắp được 13 tháng rồi nhưng vẫn chưa mọc cái răng nào. Nhìn những bé khác có răng đã ăn dặm, cơm nát rồi mà con mình vẫn ăn bột loãng, em sốt ruột lắm. Sợ con còi hơn so với các bạn vì không được ăn đủ chất dinh dưỡng. Chuyên gia cho hỏi nguyên nhân nào khiến con mọc răng chậm, trẻ mọc răng chậm có ảnh hưởng gì không. Em có thể làm những gì để giúp con trong trường hợp này?”
Trả lời:
Mẹ Trần Hồng Nhung thân mến, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về vấn đề của bé đến với chúng tôi. Đây là một câu hỏi khá hay, không riêng gì bạn mà rất nhiều người mẹ khác cũng đang gặp phải tình trạng tương tự. Trước tiên với trường hợp bé nhà bạn thì có thể xác định là con đã gặp phải vấn đề mọc răng chậm. Thông thường bé từ 6 – 10 tháng tuổi là đã mọc được 4 chiếc răng cửa trên dưới đầu tiên.
Nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm
Việc trẻ nhà bạn mọc răng chậm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nắm bắt chính xác vấn đề để xác đinh trẻ mọc răng chậm có ảnh hưởng gì không? Ở đây chúng tôi đề cập đến những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Sinh non và nhẹ cân
- Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng
- Thiếu canxi, vitamin D
- U nang hoặc khối u trong nướu
- Các căn bệnh bẩm sinh như hội chứng Down, tuyến yên hoạt động không bình thường
- Thiếu máu
Trong một số trường hợp, mọc răng chậm xuất phát từ yếu tố di truyền gia đình, vì vậy mẹ có thể xem có ai đó trong gia đình hay các anh/chị ruột của bé có ai đã từng gặp tình trạng này của bé hay không nhé.
Trẻ mọc răng chậm có ảnh hưởng gì không?
Việc bé mọc răng không phải vấn đề quá nghiêm trọng nhưng vẫn sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với trẻ. Vì thế, mẹ Hồng Nhung nên sắp xếp cho con đi khám răng để có được sự chăm sóc con bạn tốt nhất. Một số ảnh hưởng khi bé yêu chậm mọc răng như:
- Làm tăng nguy cơ về các vấn đề răng miệng sau này như sâu răng, răng mọc khấp khiểng. Một nghiên cứu về những đứa trẻ mọc răng muộn cho thấy tỉ lệ cần chỉnh nha răng khi lớn lên tới 30 – 35%.
- Sinh hoạt và hấp thụ dinh dưỡng: như mẹ đã chia sẻ ở trên, việc bé mọc răng chậm khiến con không thể ăn được những thức ăn để theo quá trình thích nghi và phát triển. Vì vậy, dinh dưỡng con hấp thụ được cũng hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình lớn lên tăng trưởng và sở thích ăn uống sau này của bé.

Bé chậm mọc răng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển ăn uống và nhai nhuốt của trẻ
- Ảnh hưởng đến khả năng học nói và phát âm sau này của bé: đối với trẻ nhỏ, răng thẳng hàng, mọc đúng thời gian, khoảng cách tốt và liên hết hợp lý có thể ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hình thành từ ngữ và nói rõ ràng.
- Chậm phát triển cơ và xương hàm: bé mọc răng chậm thường ít khi có phản xạ nhai khi ăn, Nhai, cùng với mút tay, cung cấp cho bé cơ hội để tập luyện cơ mặt, lưỡi và cơ hàm. Nếu không có cơ hàm phát triển tốt, có khả năng xương hàm sẽ không hình thành đúng cách.
- Có thể chậm đi những trải nghiệm thú vị: đôi khi trẻ mọc răng chậm có ảnh hưởng gì không lại nằm ở tâm lý của bé. Khi bạn bè cùng trang lứa đã khoe “chiến tích” về những chiếc răng sữa của mình, mà răng của bé vẫn còn “cứng lắm”. Con sẽ rất buồn và ngóng trông từng ngày chúng lung lay, và đón chờ kỷ niệm của chiếc răng gãy lần đầu tiên.
Mẹ Hồng Nhung thân mến, hi vọng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp đã giải quyết được lo lắng trẻ mọc răng chậm có ảnh hưởng gì không. Bên cạnh đó, dù bé chưa có răng mẹ cũng đừng quên vệ sinh lợi, nướu cho con sạch sẽ để bé yêu được chuẩn bị mọi thứ tốt nhất đón chờ chiếc răng đầu tiên. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và có những kỷ niệm đáng nhớ nhất với những chiếc răng đầu đời.