Trẻ em suy dinh dưỡng là một trong những nỗi lo lắng “đánh sợ” nhất của bé. Mẹ có biết những con số thống kê về tình trạng bệnh này tại Việt Nam?
Số liệu thống kê trẻ em suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể trẻ thiếu một, hoặc một số các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể gây nên tình trạng thấp còi hoặc thừa cân ở trẻ.
Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, gần một nửa số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là do thiếu dinh dưỡng; suy dinh dưỡng khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao hơn do nhiễm trùng thông thường, làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng này và làm chậm quá trình phục hồi. Sự tương tác giữa thiếu dinh dưỡng và nhiễm trùng có thể tạo ra một chu kỳ nguy hiểm có thể gây ra bệnh nặng hơn và tình trạng dinh dưỡng xấu đi. Dinh dưỡng kém trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ cũng có thể dẫn đến tăng trưởng chậm lại, có liên quan đến khả năng nhận thức bị suy giảm và giảm hiệu suất học tập và công việc.

Tỉ lệ trẻ em Việt Nam suy dinh dưỡng ở mức cao
Ở Việt Nam, những con số trẻ em suy dinh dưỡng mặc dù đã giảm ổn định trong các năm qua nhưng vẫn ở mức đáng suy nghĩ. Theo kết quả nghiên cứu của viện dinh dưỡng, trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở mức `14,2%, thể thấp còi là 24,6%. Tính ra số lượng thực tế, xấp xỉ 2.5 triệu trong khoảng 8 triệu trẻ em trong độ tuổi dưới 5 tuổi bị thấp còi suy dinh dưỡng. Đây là con số cực kỳ đáng báo động về tình trạng trẻ suy dinh dưỡng ở nước ta.
Nguyên nhân trẻ em bị suy dinh dưỡng tại Việt Nam
Tình trạng trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng không phải là hiếm gặp. Mặc dù rất nhiều cha mẹ quan tâm chăm sóc bé rất cẩn thận, nhưng do tác động của các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến bé. Một số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng ở Việt Nam đó là:
# Chế độ ăn mất căng bằng. không đủ chất
Nhiều mẹ nghĩ rằng, con ăn nhiều là tốt. Tuy nhiên đó chưa phải yếu tố quan trọng nhất. Trẻ ăn nhiều nhưng món ăn nghèo nàn, không hợp lý thì bé vẫn có thể “chạy chốn bữa ăn và không có đủ dưỡng chất cho nhu cầu của cơ thể. Việc cho bé ăn ít hơn những gì cơ thể đang cần cũng có tác động tương tự như thế.
Mẹ dừng sữa mẹ cho con sớm, trong khi không bổ sung đủ chất trong đồ ăn dặm hay các loại sữa bổ sung dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Các chuyên gia Dinh dưỡng Nhi khoa khuyến cáo nên để bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và chỉ dừng hẳn sữa mẹ khi con đã được 2 tuổi.
#2 Sinh non, thiếu tháng, quá trình mang bầu của mẹ không có đủ dưỡng chất
Những giây phút đầu tiên của cuộc đời đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển sau này của trẻ. Những trẻ sinh non, thiếu thời gian hay nhẹ cân khi sinh ra sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn so với những đứa trẻ khác.
Dinh dưỡng mẹ cung cấp cho trẻ trong quá trình mang thai cũng rất quan trọng. Mẹ bầu cần được tĩnh dưỡng cẩn thận, bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể cả mẹ và con. Thường bé sinh thiếu cân, nhẹ cân là do trong quá trình mang thai mẹ không được chăm sóc cẩn thận.
#3 Trẻ bị ốm
Với trẻ nhỏ, sức đề kháng kém nên trẻ hay mắc phải các bệnh lý như viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa,…Không chỉ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, bé khi ốm sẽ lười ăn. Để lâu dài cơ thể không chỉ ốm yếu mà còn không đủ dưỡng chất nuôi cơ thể dẫn đến tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng.

Bé bị ốm, không chịu ăn là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ
Có một thói quen xấu mà rất nhiều cha mẹ Việt gặp phải. Đó là cho trẻ uống thuốc kháng sinh ngay khi còn bé và không cần thiết phải uống. Sự thiếu kiến thức của cha mẹ cùng với đó là rất nhiều những người bán thuốc không có tâm nghề nghiệp khiến bé phải nạp lượng lớn kháng sinh vào người. Thực tế, kháng sinh chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn, hoàn toàn vô hại với virus. Cho bé uống kháng sinh, cả các loại vi khuẩn có hại và lợi đều bị tiêu diệt, trong khi virus lại không dứt điểm. Không những không khỏi bệnh mà còn khiến trẻ không hấp thụ được chất dinh dưỡng khi ăn uống.
Trên đây là những con số trẻ em bị suy dinh dưỡng và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Chăm con là một quá trình vất vả, với trẻ bị suy dinh dưỡng lại khó nhọc hơn nhiều. Thấu hiểu tấm lòng người mẹ, chúng tôi chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe, bé đáng yêu, thông mình và hạnh phúc.