Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao? đây là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ khi bé gặp phải tình trạng này, làm thế nào để khắc phục và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con? Mẹ hãy tham khảo ngay những lời khuyên được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao? Những vấn đề cha mẹ không nên bỏ qua
Cách điều trị rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu là do sinh lý hoặc bệnh lý. Đối với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa do sinh lý, mẹ chỉ cần điều chỉnh lại các yếu tố về điều kiện, môi trường sống, chế độ sinh hoạt, ăn uống thì sẽ cải thiện được tình trạng cho con.
Với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa do bệnh lý, xuất hiện các dấu hiệu như táo bón, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, bỏ bữa, thường xuyên nôn trớ thì mẹ cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám tình trạng và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để cải thiện tình hình cho con:
Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và các acid amin cần thiết theo chỉ định của bác sĩ Nhi khoa. Mẹ có thể bổ sung thông qua việc sử dụng các thực phẩm để chế biến món ăn hàng ngày cho trẻ, đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con.
Với những trẻ bị táo bón lâu ngày, mẹ nên chú ý đến thực đơn dinh dưỡng nhiều rau xanh, củ quả tươi, cho trẻ uống nhiều nước để tăng nhu động ruột, giúp con đại tiện dễ dàng hơn. Còn đối với những trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên tăng cường cho trẻ uống nước điện giải để tránh bị mất nước.
Thực hiện chế độ ăn chín uống sôi, lưu ý trong việc chọn các loại thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng để sử dụng cho con. Cân bằng giữa các nhóm dinh dưỡng để đảm bảo con đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

Mẹ cần có giải pháp điều trị hợp lý nhất để giúp con khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa
Cách đề phòng bệnh
Theo các chuyên gia Dinh dưỡng, mẹ không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ rất kém, chưa hoàn chỉnh nên không thể hấp thu được các loại thức ăn rắn. Trong khoảng 6 tháng đầu đời, nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để ổn định đường tiêu hóa, đồng thời giúp con hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ.
Chỉ nên cho trẻ tập ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên, bắt đầu với những loại thức ăn mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa, thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh, giàu năng lượng.
Thường xuyên vệ sinh cơ thể, chân tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập và gây tác hại cho bé. Thực hiện khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển để theo dõi được tình trạng sức khỏe của con và bổ sung các vi dưỡng chất cần thiết.
Những dấu hiệu giúp nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Thông thường trẻ bị rối loạn tiêu hóa rất dễ nhận biết, tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ tình trạng của mỗi bé sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, những dấu cơ bản có thể nhận thấy rõ ràng nhất bao gồm:
- Trẻ thường xuyên bị nôn trớ, đặc biệt là sau khi ăn
- Bị tiêu chảy, dễ mất nước, người mệt mỏi, ốm sốt
- Bụng bị đầy hơi, chướng bụng và có thể bị đau quặn
- Tình trạng táo bón kéo dài gây khó khăn khi đại tiện
Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ cần theo dõi cụ thể tình trạng và mức độ nguy hiểm để có giải pháp kịp thời, tốt nhất cho con. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi thấy con có dấu hiệu mệt mỏi, người mệt lả và ốm sốt mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Trên đây là một số thông tin giúp mẹ giải đáp băn khoăn trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao? để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ và có những giải pháp chăm sóc con tốt nhất, mẹ nên đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ và thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.