Rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn, đặc biệt với trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa còn khá non nớt. Nó không chỉ khiến trẻ mệt mỏi mà còn ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. Vậy nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều thì cha mẹ cần xử lý thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm ra cách xử lý phù hợp.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Trước khi tìm hiểu cách xử lý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều, mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa để phân biệt với những bệnh khác.
Trẻ bị nôn trớ
Với trẻ dưới 1 tuổi, nôn trớ là hiện tượng thường gặp và rất bình thường vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Nhất là trẻ sơ sinh, dạ dày của trẻ còn nhỏ, nằm ngang và cao nên thức ăn khi ăn vào dễ bị trào ngược ra ngoài.
Thế nhưng, nếu từ 1 tuổi trở đi mà tình trạng nôn trớ của trẻ vẫn diễn ra thường xuyên và với mức độ nghiêm trọng thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.
Tiêu chảy
Tiêu chảy ở trẻ cũng là một trong số những triệu chứng phổ biến của rối loạn tiêu hóa. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ đi ngoài phân lỏng, toàn là nước hoặc phân nước có máu, chất nhày. Trẻ bị tiêu chảy tức là sẽ mất nước khiến mắt trũng, da nhăn, khóc nhưng không ra nước mắt. Nếu để tình trạng này kéo dài thì trẻ sẽ bị mất nước nặng dẫn đến hôn mê, chân tay lạnh,…

Tiêu chảy ở trẻ cũng là một trong số những triệu chứng phổ biến của rối loạn tiêu hóa
Táo bón
Trái ngược với trẻ bị tiêu chảy bị đi ngoài thường xuyên thì trẻ bị táo bón lại không thể đi ngoài được hoặc có đi thì phải rặn rất khó khăn đến toát cả mồ hôi mà cũng chỉ được một ít phân to, cứng và khô. Táo bón khiến trẻ bị đầy bụng không tiêu, mệt mỏi và biếng ăn. Nếu để lâu sức khỏe trẻ sẽ sa sút và ốm yếu, hay quấy, chậm lớn, suy dinh dưỡng,…
Đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
Trẻ bị đau bụng vì rối loạn tiêu hóa thường có các biểu hiện và mức độ khác nhau tùy tình trạng. Ví dụ như cơn đau bất ngờ, kéo dài trong nhiều giờ, đau đến lạnh người, đau quặn, đau âm ỉ,… Lại có những trường hợp cơn đau chấm dứt sau khi trẻ đi vệ sinh. Ngoài ra, trẻ bị rối loạn tiêu hóa còn có các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, nôn trớ là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nếu trẻ chỉ nôn trớ bình thường với số lần ít và không ảnh hưởng đến việc ăn uống hay sức khỏe thì mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần điều chỉnh lại cách cho bé ăn và chế độ ăn uống của bé là được, bao gồm: không cho bé bú quá no trước khi đi ngủ, sau khi bé ăn no xong tránh nô đùa hay hoạt động mạnh, cho bé bú đúng tư thế.

Nôn trớ là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh
Tuy nhiên, nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều lần trong ngày và ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe cũng như khả năng ăn uống của trẻ đi kèm một số dấu hiệu như sốt, đau bụng thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám càng sớm càng tốt. Không nên để tình trạng này kéo dài và tự ý chữa trị vì có thể sẽ gây ra hậu quả xấu lên sức khỏe của trẻ.
Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều cần xử lý thế nào?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều là triệu chứng thường gặp. Nôn nhiều không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, ảnh hưởng tới khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ mà còn khiến cha mẹ đau đầu, mệt mỏi vì lo lắng. Sau đây là những cách để mẹ chăm sóc và điều trị cho trẻ khi bé yêu nhà mẹ gặp phải tình trạng này.
- Với trẻ còn bú mẹ, cần xem lại tư thế bú của trẻ đã đúng hay chưa để điều chỉnh lại
- Ngay khi thấy trẻ nôn, mẹ cần nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc. Sau đó lau sạch ngoài miệng, làm sạch trong miệng, họng và mũi trẻ bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay để thấm hết các chất nôn.
- Vỗ lưng trẻ bằng cách khum tay vỗ nhẹ nhằm trấn an trẻ và giúp trẻ tống hết những chất nôn ra ngoài.

Các cách để mẹ chăm sóc và điều trị cho trẻ khi bé yêu gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa nôn nhiều
- Lau sạch người và cổ trẻ bằng nước ấm, thay quần áo nếu có dính chất nôn của trẻ.
- Khi trẻ đã dứt cơn nôn, hãy cho trẻ uống nước ấm từng ngụm nhỏ, với trẻ sơ sinh bú mẹ thì cho trẻ bú mẹ từ từ
- Không tùy ý sử dụng thuốc chống nôn cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ
- Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu nôn của trẻ
- Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ bằng cách dùng men vi sinh hoặc thường xuyên ăn sữa chua để giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định
Trên đây là những thông tin hữu ích cho mẹ về tình trạng trẻ bị bị rối loạn tiêu hóa. Hi vọng với bài viết này đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều phải xử lý ra sao. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh, mẹ hạnh phúc!
>>> Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em: Cách chăm sóc từ A-Z