Trẻ sơ sinh cần ngủ từ 16 – 18 tiếng mỗi ngày để phù hợp với nhu cần phát triển trong giai đoạn đầu đời. Vì thế, rất nhiều cha mẹ không chú ý đến việc trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít, thiếu ngủ. Khi thấy con ngủ nhiều hơn người lớn đã nghĩ rằng bé ngủ như thế là đủ. Điều này rất nguy hiểm vì những ảnh hưởng nghiêm trọng sau này đến với bé.
Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít là như thế nào?
Khi mới sinh, do chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài cùng với thói quen nhắm mắt khi trong tử cung mẹ nên bé sẽ ngủ rất nhiều. Trong giai đoạn 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 16 – 18 tiếng mỗi ngày. Trong đó 8 – 9 tiếng vào ban đêm và 8 giờ vào ban ngày. Mặc dù với mỗi bé, nhu cầu ngủ cũng khác biệt, không thể dùng tiêu chuẩn của em bé này để tính toán với em bé khác. Tuy nhiên, nếu trẻ ngủ ít hơn nhiều so với mức trung bình, hoặc gặp các vấn đề về giấc ngủ như ngủ nhiều ban ngày thức ban đêm, khó ngủ, gắt gỏng thì mẹ có thể biết con đang thiếu ngủ, ngủ ít.
Những tác hại khi trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít
Các nhà khoa học cho rằng trẻ “lớn lên” trong giấc ngủ. Vì thế, khi trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít thì mẹ chắc chắn phải để tâm vì những ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển cả về thể chất, tinh thần của bé.
#1 Có thể gây ra béo phì
Thiếu ngủ ở trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nếu kéo dài tình trạng trẻ 1 tháng tuổi ít ngủ sẽ tăng nguy cơ béo phì do mất dần khả năng cân bằng năng lượng. Sự mất cân bằng năng lượng này được gây ra bởi những thay đổi trong hormone như insulin, cortisol, leptin, ghrelin và hormone tăng trưởng.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Johns Hopkins cho thấy mỗi một giờ ngủ thêm sẽ giảm 9% nguy cơ trẻ bị béo phì. Thứ hai, họ cũng phát hiện ra rằng những đứa trẻ ngủ ít hơn có nguy cơ bị béo phì cao hơn 92%.
#2 Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch
Thiếu ngủ làm suy yếu hệ thống miễn dịch và em bé có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn như cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và hầu hết trong số đó đã kết luận rằng giấc ngủ và hệ thống miễn dịch có liên quan theo một cách phức tạp.

Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít làm suy giảm hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch giải phóng protein chống lại bệnh tật trong khi ngủ. Khi cơ thể bị thiếu ngủ, các protein giảm về số lượng và khiến bé dễ mắc bệnh hơn. Hơn nữa, nó cũng ảnh hưởng đến thời gian phục hồi sau bệnh.
#3 Ghi nhớ và khả năng nhận thức kém
Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít làm suy yếu chức năng củng cố trí nhớ của não bộ và khiến việc học và hình thành các phản xạ có điều kiện trở thành một nhiệm vụ khó khăn.
Bộ não thay đổi rất nhiều trong giai đoạn sơ sinh. Trong đó, giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong khả năng trưởng thành của trẻ. Nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Colorado chỉ ra rằng sự kết nối của các tế bào mới được hình thành bởi não trở nên mạnh mẽ hơn trong khi ngủ. Gần 20 phần trăm các kết nối giữa não trái và não phải xảy ra trong khi ngủ. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị nên duy trì thời gian đi ngủ sớm cho trẻ sơ sinh để tăng kỹ năng trí tuệ tổng thể.
#4 Tâm trạng của bé không vui, hay trong trạng thái ủ rũ
Thường những em bé ngủ ngon sẽ có nhiều năng lượng và hoạt động tích cực hơn. Các bé sơ sinh thiếu ngủ có xu hướng dễ cáu kỉnh, tinh thần kém và hay quấy khóc. Cách bé ngủ cũng như thời gian ngủ của trẻ cũng giúp các em điều chỉnh cảm xúc của mình. Nếu các bé hay cáu gắt, khó bình tĩnh khi có tác động ảnh hưởng thì trẻ đã có thể bị thiếu ngủ.
#5 Tăng trưởng chậm
Các hormone tăng trưởng được giải phóng ở mức cao vào máu trong khi ngủ sâu. Các em bé đang phát triển một chút mỗi ngày. Ngay cả não và gan cũng kém phát triển cho đến 16 tháng tuổi. Thiếu ngủ thời gian dài có thể làm chậm sự phát triển của em bé. Chiều cao và cân nặng cũng có thể tụt lại phía sau. Kéo theo đó là sự chậm trễ trong các mốc phát triển khác.

Bé thiếu ngủ có thể chậm tăng trưởng chiều cao cân nặng
Tám phần trăm hormone tăng trưởng được gọi là somatotropin được giải phóng từ tuyến yên trong khi ngủ (Non-REM). Nếu em bé không thể ngủ thì nó làm giảm việc sản xuất hormone này.
#6 Xáo trộn cuộc sống và sinh hoạt gia đình
Khi một em bé ra đời, cha mẹ sẽ có nhiều thay đổi nhất định. Tuy nhiên khi bé 1 tháng tuổi ít ngủ điều này lại là trở ngại rất lớn. Nhiều cha mẹ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng khi bé liên tục quấy khóc, không chịu ngủ. Điều này làm giảm sự tập trung, luống cuống trong công việc. Có nhiều trường hợp bé ngủ ít, mẹ trở nên nóng giận. Hoặc con gắt khỏ, quấy khóc không dỗ được con mẹ lại vừa ôm con vừa khóc.

Xáo trộn cuộc sống gia đinh, cha mẹ mệt mỏi khi bé khó ngủ kéo dài
Những năm tháng đầu đời là giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời. Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít là vấn đề nghiêm trọng, cha mẹ không nên xem nhẹ mà cần có những biện pháp khắc phục để con ngủ ngon, ngủ đủ và sâu giấc. Chúc các bé luôn mạnh khỏe, đáng yêu và thông minh.