Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại mà rất nhiều trẻ có khả năng mắc bệnh, vậy biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ như thế nào? Có giải pháp nào khắc phục hiệu quả vấn đề này cho bé hay không? Mẹ hãy tham khảo ngay một số thông tin được mechamcon chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Nôn trớ: Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ, nằm ngang nên sau khi ăn xong rất dễ bị trào thức ăn ra ngoài, có khoảng hơn 75% trẻ sẽ hết dấu hiệu nôn trớ sau khi được 1 tuổi, đây được gọi là nôn trớ sinh lý. Tuy nhiên, trong số đó có một số trẻ nôn trớ bệnh lý, điển hình là bệnh rối loạn tiêu hóa, hành động nôn trớ là biểu hiện của việc các chất trong dạ dày bị đẩy qua miệng do tác động gắng sức của cơ thể khiến trẻ không thể hấp thu được lượng thức ăn cần thiết.
Tiêu chảy: Đây là biểu hiện thường thấy ở rất nhiều trẻ bị mắc rối loạn tiêu hóa, nếu không chữa trị kịp thời bé có thể mắc bệnh tiêu chảy cấp, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Những trẻ bị tiêu chảy thường có biểu hiện mệt mỏi, biếng bú, không chịu vui chơi, hoạt động, đi ngoài ra phân lỏng, thậm chí có thể ốm, sốt, chướng bụng,…
Chán ăn, bỏ bữa: Những trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường rất dễ chán ăn, mệt mỏi do cơ thể không hấp thu, thậm chí bé có thể từ chối bú hoặc bỏ ăn ngay cả đối với những thứ mình thích nhất.
Táo bón: Trẻ bị táo bón thường rất khó chịu do những bất tiện trong việc đi ngoài, bụng trẻ có thể bị cứng và có cảm giác đau, không đi được. Thông thường sẽ phải từ 2 – 3 ngày trẻ mới có thể đi đại tiện được 1 lần. Nếu không có giải pháp kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển và sức khỏe.
Đau bụng: Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ sơ sinh sẽ có những cơn đau bụng xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài lên đến vài giờ khiến con khó chịu, mệt mỏi và quấy khóc liên tục.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé
Giải pháp khắc phục rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Trước tiên, để phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh mẹ nên cho bé bú đủ các cữ, thời gian giữa các cữ bú cần hợp lý, bú đúng tư thế để đảm bảo an toàn nhất cho bé, tránh bị nôn trớ hay ảnh hưởng đến đường ruột.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi bé đủ 6 tháng tuổi trở lên, với những trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được bú sữa mẹ hoàn toàn để đảm bảo hệ tiêu hóa của trẻ được ổn định. Theo các chuyên gia Dinh dưỡng mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm.
Nếu trẻ bị tiêu chảy cần tăng cường bú sữa mẹ để tránh mất nước, với những trẻ đã biết ăn dặm mẹ nên tăng cường cho bé uống nước điện giải để bù nước kịp thời. Trong trường hợp con bị táo bón, nên bổ sung thêm các thực phẩm như rau xanh, quả chín, lựa chọn loại sữa công thức có nhiều chất xơ, giúp con tăng cường vận động để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần được đảm bảo và cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Lựa chọn những loại thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, nếu không có giải pháp kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, trẻ dễ bị còi xương do thiếu các dưỡng chất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, cân nặng và trí tuệ. Vì vậy, khi phát hiện bé có dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám tình trạng và hỗ trợ điều trị tốt nhất.