Vấn đề về giấc ngủ luôn là nỗi lo âu thường trực của các bà mẹ chăm con bởi nó không chỉ tác động đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ thêm một số thông tin hữu ích về chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em, giúp mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái.
Tác hại của rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
Bất kỳ vấn đề nào về giấc ngủ như trẻ quấy khóc đêm, ngủ ít, khó ngủ hay ngủ không sâu giấc,..nếu không phải do nguyên nhân sinh lý thì đều tác động đến sức khỏe của bé. Trong trường hợp nếu trẻ bị rối loạn giấc ngủ trong một thời gian dài sẽ gây căng thẳng thần kinh, cơ thể bị suy nhược, chậm lớn, giảm khả năng nhận thức, mất tập trung và tiếp thu kém hơn so với những trẻ bình thường khác.
Nếu để tình trạng trầm trọng hơn sẽ kéo theo các biểu hiện như chán ăn, hệ miễn dịch kém dễ đau ốm và viêm nhiễm đường hô hấp. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, rối loạn giấc ngủ thường là một triệu chứng sớm của bệnh tâm thần, do vậy cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
Thông thường, một giấc ngủ sẽ được chia làm 4 giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn 1: Từ buồn ngủ sang ngủ
- Giai đoạn 2: Ngủ nông
- Giai đoạn 3 – 4: Ngủ sâu
Mỗi giai đoạn này còn có một giấc ngủ chậm hay còn được gọi là ngủ không động mắt, giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn và một giấc ngủ nhanh giúp cơ thể trẻ phục hồi sự mệt mỏi của tâm trí. Nếu giấc ngủ nhanh của trẻ bị tác động hoặc ngăn cản sẽ khiến trẻ căng thẳng, lo âu, quấy khóc và nghiêm trọng hơn sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ trong học tập của trẻ.

Mẹ cần theo dõi các dấu hiệu rối loạn giấc ngủ ở trẻ để có giải pháp kịp thời
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em thường được biểu hiện như sau: Trẻ sẽ có cơn ngừng thở ngắn, trong khi ngủ có kèm theo tiếng ngáy, mắt giật nhiều hơn, ban ngày thường ngủ rất nhiều, có cơn miên hành, khó ngủ, mất ngủ, quấy khóc và hoảng sợ vào ban đêm,.. Trong các dấu hiệu trên thì cơn miên hành và chứng hoảng sợ ban đêm xảy ra khá phổ biến.
Mẹ có thể hiểu cơn miên hành là những hành động trẻ thực hiện dường như là có ý thức, lúc này bé có thể đột nhiên tỉnh dậy và làm một số động tác như ngồi dậy ngay tại giường, có bé sẽ thực hiện những hành động phức tạp hơn như đi lại, mặc quần áo,…cơn miên hành thường diễn ra đối với trẻ vào thời điểm khoảng 1 – 2 giờ trong giấc ngủ chậm của bé, tức là lúc này bé đã ngủ sâu. Tùy thuộc vào mỗi trẻ sẽ có cơn miên hành khác nhau, tuy nhiên hiện tượng này có thể diễn ra khoảng 15 – 20 phút, sau đó trẻ sẽ tiếp tục ngủ lại và đến sáng hôm sau bé sẽ không nhớ những gì đã xảy ra.
Bên cạnh đó là cơn hoảng sợ ban đêm, thường xuất hiện ở những trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 8 và có thể kèm theo cơn miên hành. Biểu hiện của cơn hoảng sợ ban đêm đó là trẻ sợ hãi, căng thẳng, mắt mở to và quấy khóc mà không tài nào dỗ được, mẹ cũng không thể đánh thức cho bé tỉnh hẳn, cơn hoảng sợ có thể kéo dài từ 10 – 15 phút, sau đó trẻ sẽ tiếp tục ngủ thiếp đi.
Ngoài ra còn có hội chứng Hypersomnia cũng là một trong những triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em, những trẻ mắc hội chứng này thường rất mệt mỏi, ngủ nhiều vào ban ngày nhưng đêm lại khó ngủ, ngủ ít và ngủ không sâu giấc.
Biện pháp phòng ngừa rối loạn giấc ngủ để con ngủ ngon, trọn vẹn
Trong trường hợp nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ của trẻ nghiêm trọng mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị. Tuyệt đối không nên áp dụng bất kỳ mẹo dân gian nào khi chưa có chỉ định của chuyên gia, không cho con sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc nghe tư vấn thông tin từ những nguồn không tin cậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp giúp phòng ngừa rối loạn giấc ngủ
Bên cạnh đó, để phòng ngừa rối loạn giấc ngủ ở trẻ em, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Tạo môi trường ngủ thoáng mát, sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh chăn, gối để trẻ cảm thấy thoải mái nhất
- Nên để phòng ngủ của trẻ yên tĩnh, tránh xa tiếng ồn, đủ ánh sáng vào ban ngày, nhiệt độ phòng phù hợp
- Không cho trẻ vui chơi quá mức vào ban ngày, không quát mắng, cáu giận, la hét khi bé nghịch ngợm và làm sai bởi sẽ khiến trẻ căng thẳng thần kinh, lo lắng dẫn đến khó ngủ vào ban đêm
- Cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ, bổ sung các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
- Nếu thấy trẻ giật mình, quấy khóc, khó ngủ vào ban đêm mẹ nên ôm ấp, vỗ về, an ủi để bé cảm thấy an toàn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn
Hi vọng với những thông tin mechamcon vừa chia sẻ đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề rối loạn giấc ngủ ở trẻ em để có những biện pháp xử lý kịp thời. Mẹ hãy thường xuyên theo dõi và cập nhật các bài viết mới nhất từ mechamcon để bổ sung thêm kiến thức về sức khỏe và giấc ngủ của bé nhé.