Ra mồ hôi trộm là một trong những vấn đề thường gặp ở rất nhiều trẻ sơ sinh, mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời sẽ khiến bé khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc. Vậy nguyên nhân gây ra chứng mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là gì? Làm thế nào để khắc phục vấn đề này hiệu quả nhất cho con? Mẹ hãy tham khảo ngay một số thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân ra mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh
Theo các bác sĩ Nhi khoa, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đổ mồ hôi trộm, tuy nhiên dưới đây là một số lý do phổ biến nhất:
- Do hệ thần kinh thực vật ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ dễ đổ mồ hôi trộm nhiều hơn
- Thiếu vitamin D, canxi cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh
- Môi trường ngủ không phù hợp do mẹ để nhiệt độ phòng quá cao khiến bé ra nhiều mồ hôi
- Việc quấn cho con quá chật khiến trẻ nóng nực cũng là nguyên nhân khiến bé ra mồ hôi trộm, khó ngủ và mệt mỏi.
Ngoài những yếu tố sinh lý, trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm nhiều cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, nếu có các dấu hiệu bất thường đi kèm như: Rụng tóc vành khăn, trẻ quấy khóc, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, ốm sốt,…mẹ cần theo dõi tình trạng cụ thể của bé để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.

Ra mồ hôi trộm là hiện tượng phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh
Đặc điểm mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh
Thông thường, nếu đổ mồ hôi sinh lý, trẻ sẽ ra nhiều ở lòng bàn chân, bàn tay, nách, cổ,…những bộ phận khác không có. Nhưng nếu bị ra mồ hôi trộm, mặc dù trời lạnh, mặc quần áo thoáng mát bé vẫn sẽ có hiện tượng đổ mồ hôi, đặc biệt mồ hôi sẽ xuất hiện nhiều khi ngủ, trẻ sẽ cảm thấy thấy mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, ngủ không sâu giấc.
Ngoài ra, với những trẻ bị chứng đổ mồ hôi trộm thường có dấu hiệu rụng tóc vành khăn, biếng ăn, khó ngủ, quấy khóc,…nếu để kéo dài, không có biện pháp giải quyết sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Với những trẻ bị ra mồ hôi trộm vẫn ăn, ngủ bình thường, sức khỏe của bé ổn định thì mẹ không cần quá lo lắng, lúc này mẹ chỉ cần áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Chú ý đến không gian ngủ của trẻ, phòng ngủ cần được thoáng mát, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng
- Nên để nhiệt độ phòng hợp lý, phù hợp với thân nhiệt của trẻ, tránh để bé bị quá nóng hoặc quá lạnh
- Tránh quấn cho bé quá chật khiến con khó chịu, ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là vào mùa hè, mẹ không nên quấn cho bé
- Thường xuyên cho trẻ tắm nắng để giúp con hấp thu được lượng vitamin D cần thiết, tăng cường sức đề kháng đồng thời giúp con ngủ ngon, sâu giấc hơn
- Cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để bổ sung các vi dưỡng chất kịp thời theo từng giai đoạn phát triển của bé. Thông thường, trẻ bị ra mồ hôi trộm có thể là do lượng canxi được hấp thụ vào cơ thể chưa đủ, nếu không được bổ sung có thể khiến bé bị còi xương, suy dinh dưỡng.
- Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn sinh nhiệt như thịt mỡ, thịt bò,…và các loại trái cây có tính hàn (xoài, nhãn, mít,…)
- Lựa chọn các loại thực phẩm tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh và các loại trái cây, rau củ có tính mát để sử dụng cho bé như rau má, bí đao, cam, thanh long, bí đỏ,…
Trên đây là một số thông tin mẹ có thể tìm hiểu thêm về vấn đề mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên nếu thấy trẻ đồ hôi trộm nhiều kèm theo biểu hiện ốm sốt thường xuyên, chậm mọc răng, chậm tăng cân và phát triển chiều cao thì bố mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên môn kiểm tra và hỗ trợ điều trị kịp thời.