Ăn dặm là một trong những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ, vì vậy khi gặp phải tình trạng bé lười ăn dặm rất nhiều mẹ lo lắng bởi đây là giai đoạn con tập hình thành thói quen nhai, nuốt mà mẹ không nên chủ quan. Vậy làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất vấn đề con lười ăn dặm? Mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Một số mẹo cho bé lười ăn dặm cực hiệu quả
Nắm bắt đúng thời điểm bé cần ăn dặm
Thời điểm rất quan trọng bởi nó liên quan đến một số cột mốc phát triển của bé, đối với trẻ sơ sinh, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi con đã đủ 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm phù hợp nhất để con làm quen với một số thức ăn khác ngoài sữa, đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng đồng thời hình thành thói quen nhai, nuốt các vật cứng.
Đừng quên sữa vẫn nguồn dinh dưỡng chính
Trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng, không thể thiếu đối với trẻ. Chính vì vậy, mặc dù con đã bắt đầu ăn dặm thì mẹ cũng không nên bỏ qua các cữ bú, vẫn nên bổ sung thêm lượng sữa cần thiết cho bé để con thích nghi dần với việc ăn dặm, tránh thay đổi quá đột ngột.
Hãy thử nghiệm với nhiều phương pháp khác nhau
Ăn dặm là một quá trình, mẹ có thể thử nghiệm, thay đổi với các chế độ khác nhau, kết hợp nhiều hương vị sao cho bé cảm thấy ngon miệng, dễ hấp thu nhất. Mẹ hãy theo dõi sở thích của trẻ để có sự thay đổi phù hợp với con.
Mẹ cần kiên nhẫn khi áp dụng bất cứ phương pháp nào
Trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ, không chỉ đối với việc ăn dặm, với bất kỳ giai đoạn nào của con mẹ cũng cần kiên trì đến cùng thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất. Đừng hi vọng rằng bé sẽ chấp nhận sự thay đổi một cách nhanh chóng theo mong muốn của mẹ.
Tuyệt đối không nên ép buộc bé ăn
Đối với những bé lười ăn dặm, việc ép buộc bé ăn là tuyệt đối không nên bởi rất có thể sẽ gây ra tâm lý hoảng sợ, ám ảnh khiến con sợ ăn dặm. Ép buộc khi trẻ không muốn cũng sẽ khiến bé không thể hấp thu được đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, trẻ không muốn nhai, nuốt thức ăn từ đó sẽ hình thành thói quen biếng ăn.

Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng lười ăn dặm ở trẻ
Những lưu ý khi chăm sóc bé lười ăn dặm
Hãy thiết lập thời điểm bắt đầu và kết thúc cho trẻ
Theo các chuyên gia Nhi khoa, mẹ nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ khi được 6 tháng tuổi và kết thúc khi trẻ được 24 tháng tuổi. Thời điểm 6 tháng tuổi sữa mẹ không đủ lượng kcal để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé nên cần bổ sung thêm các thức ăn dặm để bù đắp năng lượng bị thiếu. Còn ở giai đoạn 24 tháng tuổi, mẹ nên kết thúc quá trình ăn dặm và chuyển bé sang một chế độ ăn khác phù hợp hơn để bé hòa nhập khi mẹ bắt đầu cho con đi nhà trẻ.
Hãy cho bé ăn từ ít đến nhiều
Đây là quy tắc đầu tiên mẹ cần nắm rõ khi cho bé ăn dặm, hãy bắt đầu bằng một ít rồi tăng số lượng dần lên. Ngay cả khi mẹ thấy bé ăn rất ngon miệng cũng không nên cho bé ăn quá nhiều một lúc, việc này rất dễ khiến con bị rối loạn tiêu hóa do đường ruột của bé chưa phát triển hoàn thiện, còn rất kém.
Chọn thức ăn từ loãng đến đặc, ngọt đến mặn
Vì trẻ đang quen với việc bú sữa mẹ nên khi bắt đầu cho con ăn dặm mẹ nên sử dụng thức ăn loãng để bé dễ dàng hấp thu hơn. Mẹ có thể lựa chọn những loại bột như bột gạo, bột yến mạch kèm với rau củ nghiền nhuyễn để nấu cháo cho trẻ, không nên nêm gia vị. Sau khi bé đã quen với việc ăn dặm thì mẹ mới nêm nếm gia vị và đừng cho quá mặn.
Nên cân đối giữa các nhóm thực phẩm sử dụng cho con
Trong giai đoạn ăn dặm, trẻ cần bổ sung 4 nhóm thực phẩm bao gồm: Nhóm bột đường (gạo, bột mỳ, ngô, khoai,…), nhóm đạm (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, các loại đậu,…), nhóm béo (dầu mỡ, bơ,…), nhóm vitamin và khoáng chất (rau củ và các loại trái cây). Mẹ cần cân đối các nhóm thực phẩm này để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho con và hạn chế được việc bé bị rối loạn tiêu hóa.
Bổ sung thêm dầu ăn cho trẻ
Trong dầu ăn chứa nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ dễ hấp thu hơn, đặc biệt là vitamin D và canxi. Vì vậy, mẹ nên bổ sung thêm dầu ăn vào các bữa ăn dặm cho bé.
Tuyệt đối không nêm mắm, muối vào đồ ăn dặm
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thận của trẻ sơ sinh vẫn còn yếu vì vậy mẹ không nên thêm mắm, muối vào thức ăn của con, việc này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Trên đây là một số thông tin mẹ có thể tham khảo khi gặp phải tình trạng bé lười ăn dặm, để khắc phục tốt nhất cho bé, mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện.