Không ai thực sự hiểu khóc dạ đề là gì bởi đây không phải một bệnh hay chẩn đoán mà bác sĩ đưa ra. Vậy khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này cho con? Hãy cùng mechamcon tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
Thế nào là khóc dạ đề?
Dân gian thường chỉ những đứa trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi tự nhiên khóc dữ dội vào thời điểm cố định trong ngày và khóc thường xuyên, liên tục nhiều ngày mà không ai dỗ được là khóc dạ đề. Hầu hết trẻ được coi là khóc dạ đề sẽ quấy khóc vào thời điểm chiều tối, ngày nào cũng khóc vào đúng giờ đó.
Mỗi lần khóc, tiếng khóc của bé rất lớn, khi khóc sẽ co chân và nắm chặt hai bàn tay, bụng co lại, thậm chí có bé mặt sẽ đỏ gay gắt, tiếng khóc nghe như tiếng hét.
Phân biệt khóc dạ đề và khóc bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Nhiều mẹ không thể phân biệt được giữa khóc dạ đề và khóc bệnh lý, do vậy khi thấy con khóc thường áp dụng các mẹo dân gian hoặc nghĩ rằng để kệ, qua giai đoạn con sẽ tự hết. Tuy nhiên, việc này về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Mẹ cần phân biệt được khóc dạ đề và khóc bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, nếu cơn khóc của bé kéo dài và kèm theo các biểu hiện khác lạ thì mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề trẻ đang mắc một số bệnh lý. Thông thường, nếu bé quấy khóc đêm có thể nguyên nhân do thiếu chất, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, trẻ bị còi xương, mệt mỏi sinh ra quấy khóc dữ dội.
Bên cạnh đó, bệnh lồng ruột cũng là một nguyên nhân mẹ cần lưu ý, đối với loại bệnh này trẻ thường khóc bất thình lình do đau bụng, có biểu hiện co gối lên ngực, một số trẻ có thể kèm theo triệu chứng nôn mửa, ra mồ hôi, rướn mình, không chịu bú và phân sẽ có máu. Lúc này mẹ cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa để giải quyết kịp thời mà không nên nhầm lẫn đó là khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh.
Nếu trẻ chỉ khóc thông thường, vẫn khỏe mạnh và thực hiện các sinh hoạt hàng ngày đều đặn, ăn ngủ bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu thấy con khóc kèm theo bất kỳ một dấu hiệu khác thường nào cần cho trẻ đi khám để có giải pháp kịp thời nhất cho con.
>>> Xem thêm: Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh và những điều có thể mẹ chưa biết
Mẹo khắc phục khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
Có thể nói rằng không có một phương pháp cụ thể, nhất định nào giúp làm dịu cơn khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong lúc vỗ về trẻ mẹ phải giữ tâm lý thoải mái, bình tĩnh, không cáu gắt, tạo cảm giác an toàn cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể làm theo một số mẹo sau đây:
- Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo nguồn sữa chất lượng nhất.
- Trẻ sử dụng sữa công thức, mẹ cần đảm bảo nguồn sữa uy tín, có thể thay đổi loại sữa khác hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia về lượng sữa cần đáp ứng cho trẻ.
- Khi trẻ quấy khóc, hãy giữ bé trong một phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, để ánh sáng dịu và tránh xa tiếng ồn lớn để bé không bị kích thích quá mạnh
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái hoặc quấn bé trong một tấm chăn để tạo cảm giác an toàn cho trẻ
- Có thể bật một âm thanh dịu nhẹ hoặc hát ru để làm dịu tinh thần bé
- Cho trẻ tắm nước ấm sau đó massage toàn thân, có thể thêm một chút tinh dầu thích hợp để bé thấy thư giãn nhất

Mẹ có thể áp dụng một số mẹo để trẻ dịu cơn quấy khóc
Trên đây là một số thông tin mẹ có thể tham khảo về khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên trong mọi trường hợp nếu thấy tình trạng con quấy khóc kéo dài, thường xuyên và liên tục mẹ cần đưa trẻ đi khám để được nhận được lời tư vấn hiệu quả nhất từ chuyên gia.
Việc chăm sóc và nuôi dạy con cái là một hành trình dài đầy lo âu, vất vả và mệt nhọc, hãy cùng mechamcon cập nhật những tin tức hàng ngày về sức khỏe, dinh dưỡng và giấc ngủ của con, giúp con phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí tuệ mẹ nhé.
>>> Xem thêm: Giải mã những nguyên nhân trẻ hay khóc đêm