Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỉ lệ trẻ em Việt Nam bị còi xương hàng năm lên tới 40%. Trẻ thường được đưa tới Viện trong tình trạng quấy khóc vật vã, ngủ không yên. Vậy mẹ có lo lắng bé nhà mình có nguy cơ còi xương? Và có thắc mắc dấu hiệu trẻ còi xương là gì? Dưới đây là những thông tin hữu ích dành cho mẹ.
Bệnh còi xương là gì?
Bệnh còi xương là một bệnh về xương có thể phòng ngừa được, khiến xương yếu và mềm. Nếu một đứa trẻ có xương bị mềm hơn, nó có thể uốn cong và trở thành một hình dạng bất thường. Bệnh còi xương chỉ xảy ra khi cơ thể còn đang phát triển, vì vậy nó chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở cả thanh thiếu niên. Còi xương phổ biến nhất khi trẻ đang phát triển nhanh chóng.

Bệnh còi xương xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Bệnh còi xương thường do vitamin D thấp, đặc biệt là nếu trẻ cũng có lượng canxi thấp hoặc lượng phốt phát thấp. Canxi và phốt phát là những khoáng chất chủ yếu được tìm thấy trong sữa và thực phẩm từ sữa, và chúng rất quan trọng cho bộ xương chắc khỏe.
Dấu hiệu trẻ còi xương mẹ cần biết
Nếu trẻ bị còi xương, bé có thể có những biểu hiện sau đây:
- Thường xuyên quấy khóc đêm, ngủ hay cựa mình và ngủ không sâu giấc
- Chân có hình dạng bất thường (phổ biến nhất là chân vòng cung nhưng cũng có thể là xương đầu gối bị nhô ra)
- Sưng ở cổ tay, đầu gối và mắt cá chân và các đầu xương lớn hơn bình thường
- Mọc răng muộn và gặp các vấn đề liên quan đến men răng như: răng bị đen, vỡ răng
- Phần xương đầu của bé chậm hoàn thiện hơn những bé khác (hay còn gọi là thóp)
- Xương sọ mềm
- Tăng trưởng kém
- Chậm biết đi
- Dễ bị gãy xương khi ngã
Dấu hiệu trẻ còi xương còn là thường gắt gỏng và cáu kỉnh vì xương bị đau. Đôi khi trẻ sơ sinh bị còi xương có thể có triệu chứng chuột rút cơ hoặc co giật do nồng độ canxi rất thấp. Với trẻ dưới 1 tuổi thì là động kinh (nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ lớn).
Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Ngay khi mẹ cảm thấy một dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh còi xương, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra
Nếu mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu trẻ còi xương nào (đồng nghĩa với mức canxi thấp), hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ Nhi khoa càng sớm càng tốt. Bé sẽ được chỉ định một phác đồ điều trị phù hợp để có thể cải thiện tình trạng bệnh.
Các bác sĩ sẽ cho bé thực hiện các xét nghiệm máu (để kiểm tra hàm lượng vitamin D, canxi, phốt phát, chức năng thận và khả năng chuyển hóa xương), xét nghiệm nước tiểu và chụp X-quang.
- Trẻ có canxi rất thấp (bao gồm cả trẻ bị co giật) sẽ cần nhập viện để được theo dõi thêm về canxi và tim, vì mức canxi thấp có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả tim.
- Bệnh còi xương do vitamin D thấp được điều trị bằng cách bổ sung vitamin D. Thông thường trẻ sẽ cần thêm canxi và phốt phát, bằng cách tăng thực phẩm từ sữa hoặc bổ sung thực phẩm chức năng. Điều quan trọng là phải kiểm tra cân bằng canxi trước tiên, đôi khi trẻ em sẽ cần thêm canxi hoặc phốt phát trước khi bổ sung vitamin D.
- Riêng các bệnh còi xương do di truyền hoặc các vấn đề về thận sẽ được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa về thận và nội tiết.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh còi xương của trẻ
Nếu trẻ có chân cong, liệu có thể đứng thẳng khi bé nhận được nhiều vitamin D không?
Thông thường, trong vòng 3 tháng điều trị, có thể thấy sự cải thiện về sức khỏe và hình dạng xương qua ảnh chụp X-quang. Khi đã qua điều trị y tế, hầu hết chân cung cải thiện đáng kể và phẫu thuật là không cần thiết. Nếu không đủ thẳng, trẻ nên đi gặp bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình để được tư vấn.
Nếu trẻ bị còi xương thì có khả năng gặp phải vấn đề về xương sau này không?
Trẻ cần được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo bé tiếp tục có lượng vitamin D, canxi và phốt phát tốt. Một khi các vấn đề xương được cải thiện khi trẻ còn nhỏ, trẻ sẽ không có khả năng gặp các vấn đề về xương sau này trong cuộc sống.
Trên đây là những dấu hiệu trẻ còi xương mà mẹ có thể tham khảo. Trường hợp bé mắc bệnh còi xương mẹ không nên tự ý bổ sung canxi hoặc vitamin D mà nên hỏi ý kiến bác sĩ, để tránh bị quá liều. Nhu cầu canxi và vitamin D ở trẻ được chỉ định theo từng cá nhân và thể trạng khác nhau và được chỉ định liều dùng qua từng thời kỳ.