Không ít cha mẹ đang bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này là một vì dấu hiệu trẻ còi xương và trẻ suy dinh dưỡng là tương đối giống nhau. Thế nhưng cha mẹ cần phân biệt rõ để có giải pháp phù hợp với từng tình trạng sức khỏe của trẻ.
Thực tế, suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể trẻ bị thiếu hụt đi một số vi chất cần thiết, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ miễn dịch và khả năng tăng trưởng của trẻ. Các vi chất này bao gồm vitamin (A, B, C, D, E, K) và chất khoáng (canxi, kẽm, đồng, magie, sắt). Trẻ bị suy dinh dưỡng có các chỉ số chiều cao và cân nặng thấp hơn những trẻ được ăn uống đủ chất. Ngoài ra, trẻ bị suy dinh dưỡng cũng có thể mắc bệnh còi xương hoặc không.
Còn còi xương là bệnh xảy ra khi cơ thể trẻ bị thiếu vitamin D, dẫn đến việc canxi không được chuyển hóa và hấp thu hoặc do trẻ không được bổ sung đủ canxi trong thực đơn hàng ngày, khiến hệ xương khớp bị tổn thương. Bệnh còi xương hoàn toàn có thể xảy ra ở những trẻ mũm mĩm, thậm chí là béo phì vì những trẻ này có nhu cầu canxi và phốt pho nhiều hơn trẻ bình thường.

Trẻ mũm mĩm, béo phì cũng có nguy cơ bị còi xương
Nhận biết dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng
Để biết được dấu hiệu trẻ còi xương thì cha mẹ cần xác định được dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng. Do thiếu hụt dưỡng chất cần thiết nên trẻ khó có thể hoạt động và phát triển như thông thường. Các biểu hiện dễ gặp ở trẻ suy dinh dưỡng như: biếng ăn, quấy khóc, trằn trọc khó ngủ,… các hoạt động thể chất của trẻ cũng chậm chạp hơn và muộn hơn so với bạn bè cùng trang lứa như: chậm biết bò, chậm đi, chậm đứng. Tình trạng này diễn ra rõ rệt hay không còn tùy thuộc vào mức độ suy dinh dưỡng của trẻ.
Ngoài ra, trẻ bị suy dưỡng rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và nhiễm trùng đường ruột. Đáng lo nhất là suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của mọi cơ quan trong cơ thể, trẻ bị chậm phậm phát triển cả về chiều cao lẫn trí tuệ.

Trẻ suy dinh dưỡng thường chậm đi, chậm đứng hơn trẻ bình thường
Trẻ suy dinh dưỡng vì sao?
Thực tế đáng buồn là nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng là do bố mẹ chưa được trang bị kiến thức nuôi con cần thiết như việc: cho trẻ ăn dặm sớm, cai sữa khi chưa đủ tuổi, thức ăn không đáp ứng yêu cầu về chất và lượng, hoặc do trẻ bị mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính về đường hô hấp lẫn tiêu hóa. Một số trường hợp khác cũng là nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng như: dị tật bẩm sinh, trẻ sinh non,…
Cha mẹ cần làm gì?
Hỏi ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu ở mức nhẹ thì trẻ hoàn toàn có thể được điều trị tại nhà. Chú ý theo dõi cân nặng của trẻ hàng tuần, hàng tháng, tiêm phòng định kỳ.
Nhận biết dấu hiệu trẻ còi xương
Như đã nói, lý do khiến trẻ còi xương là do thiếu hụt vitamin, từ đó gây cản trở cho việc hấp thu và chuyển hóa canxi, phốt pho của cơ thể.
Dấu hiệu trẻ còi xương:
- Thường xuyên quấy khóc giữa đêm, trằn trọc khó ngủ, khó vào giấc. Ngoài ra khi trẻ ngủ cũng đi kèm một số dấu hiệu như: ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn.
- Các biểu hiện bất thường về xương như: bờ thóp mềm và thóp rộng, trán dô, đầu bẹp. Với trẻ bị còi xương nặng sẽ xảy ra một số di chứng như: chân vòng kiềng (chữ X hoặc chữ O), phần xương ức gà dô ra,…
- Ngoài ra trẻ cũng gặp một số vấn đề như: chậm mọc răng, phần cơ mềm và nhão, thường xuyên táo bón.

Quấy khóc giữa đêm, trằn trọc khó ngủ, khó vào giấc là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương
Cha mẹ cần làm gì?
Khi đã nhận biết được dấu hiệu trẻ còi xương mẹ cần:
- Cho trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị
- Ngoài ra cha mẹ cũng cần chủ động bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng thường xuyên (20-30 phút mỗi ngày) hoặc qua đường uống (dưới sự hướng dẫn của bác sĩ).
Trên đây là các cách nhận biết dấu hiệu trẻ còi xương và trẻ suy dinh dưỡng. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe bé yêu, giúp trẻ phát triển an toàn và khỏe mạnh.
>>> Xem thêm: Phương pháp chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng đạt hiệu quả cao