Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lâu dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, hấp thụ dinh dưỡng, cản trở sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Vậy những dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa là như thế nào? Mẹ cần làm gì để con luôn khỏe mạnh, phát triển tốt?
Những dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, khả năng thích nghi kém với sự thay đổi đột ngột của chế độ ăn. Bên cạnh đó, môi trường sinh sống như nguồn nước hay thực phẩm nhiễm khuẩn càng ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa của con. Rối loạn tiêu hóa có nhiều biểu hiện khác nhau, khá dễ dàng để nhận thấy.
- Táo bón
Từ 2 – 3 ngày mà bé chưa đi ngoài, cùng với đó khi đi đại tiện phân khô, cứng, bụng cứng, đau, bé khó khăn trong khi đi ngoài thì bé đã đang bị mắc chứng táo báo. Trong nhiều trường hợp bé còn đại tiện ra máu, chướng bụng, biếng ăn bỏ bữa. Thường táo bón hay gặp ở những trẻ được cho uống sữa bột với hàm lượng protein và chất béo cao. Hoặc trong chế độ ăn hàng ngày của con có nhiều thực phẩm cứng, ít chất xơ, chứa nhiều dầu mỡ dẫn đến khó tiêu.

Trẻ táo bón là một trong những dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa
- Tiêu chảy
Bên cạnh táo bón, tiêu chảy cũng là một trong những dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa tiêu biểu nhất. Trẻ tiêu chảy được xác định khi con đi ngoài phân lỏng, thậm chí tóe nước với tần suất cao, trên 3 lần/ngày. Tiêu chảy thường khá nguy hiểm vì sẽ làm bé nhanh chóng mất nước và chất điện giải, có thể dẫn đến tử vong nếu không được nhanh chóng điều trị kịp thời. Cùng với đó bé có thể đau bụng, quấy khóc, kém ăn, thậm chí là nôn trớ. Vì thế, trẻ tiêu chảy cần được ưu tiên bổ sung nhiều nước, các chất điện giải và ưu tiên những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
- Trào ngược thực quản
Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, khoảng 60% trẻ nhỏ mắc phải tình trạng trào ngược thực quản do đường tiêu hóa chưa phát triển toàn diện, cấu trúc thực quản ngắn, lớp cơ còn non yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường đẫn đến trào ngược và nôn trớ. Đây là dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa khá dễ thấy. Trong trường hợp bình thường, bé vẫn bú tốt và lên cân đều đặn thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, đôi khi trào ngược sẽ khiến bé gặp phải các vấn đề sức khỏe khác như viêm tai, viêm phổi, dẫn đến chậm lớn, lâu dài có thể suy dinh dưỡng, rối loạn hành vi và trí não. Vì vậy, nếu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường mẹ nên đưa con đi khám sớm nhất có thể.
- Chán ăn, bỏ bữa
Đây là hai dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa khá rõ ràng tuy nhiên lại hay nhầm lẫn với những tình trạng bệnh khác. Khi con rối loạn tiêu hóa, bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc, ngủ không ngon giấc, từ chối thức ăn ngay cả với những món mà bé yêu thích. Kết hợp với những biểu hiện trên sẽ giúp mẹ có sự xác định chính xác nhất tình trạng của con.

Khi bé bỏ bữa, chán ăn thì có thể con đang có vấn đề về sức khỏe tiêu hóa
- Đi ngoài phân sống
Thường sự cân bằng sữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột với tỷ lệ 80% lợi khuẩn và 20% hại khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa của con hoạt động khỏe mạnh. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ, tỷ lệ lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn tăng lên sẽ sinh ra hiện tượng đi ngoài phân sống, lẫn chất nhầy và kèm theo đó là tình trạng chướng bệnh, khó tiêu.
Khi có dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên làm gì?
- Xác định chính xác vấn đề con đang gặp phải
- Cho bé uống nhiều nước
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng và các món ăn hàng ngày
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, “dọn dẹp” lại môi trường ngày
- Ngay khi cảm thấy không kiểm soát được vấn đề hãy đưa bé đến bác sỹ để chữa trị dứt điểm
Giúp phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ:
- Luôn theo dõi sức khỏe của con, không bỏ qua bất kỳ dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa nào
- Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để đảm bảo nguồn sữa sạch và giúp tăng sức đề kháng
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng, đừng để bé thừa hay thiếu chất gì, nhất là các vitamin và khoáng chất
- Giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường sạch sẽ, hạn chế tối đa tiếp xúc với các nguồn bệnh
- Không tự ý cho bé uống thuốc kháng sinh hay bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sỹ
- Tiêm phòng đầy đủ và tẩy giun định kỳ
Những dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa khá rõ thấy, vì thế chỉ cần tỉ mỉ và tinh tế một chút là mẹ có thể phát hiện và nhanh chóng giúp con phục hồi sức khỏe được rồi. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và có nhiều trải nghiệm thú vị.