Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là một trong những tình trạng phổ biến và không khó để chữa trị. Chứng bệnh này dễ chữa và dễ khỏi hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên cha mẹ cũng không nên chủ quan để trẻ bị bệnh kéo dài sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý dành cho mẹ.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa
- Sức đề kháng kém. Trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở giai đoạn sơ sinh thường có sức đề kháng kém và hệ tiêu hóa của trẻ còn quá non nớt nên dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nấm, ký sinh trùng,… Đây chính là nguyên nhân xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.
- Trẻ uống quá nhiều kháng sinh hoặc dùng kháng sinh lâu ngày. Khi trẻ bị ốm/ bệnh, các bác sĩ thường kê thêm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể. Sử dụng kháng sinh nhiều cũng là nguyên nhân khiến lợi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt, gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa.
- Môi trường sống không đảm bảo. Trong môi trường có chất lượng vệ sinh kém, nguồn nước và thực phẩm bẩn sẽ dễ dàng khiến đường ruột của trẻ bị bệnh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
- Biến chứng từ một số bệnh khác. Thực tế, các bệnh như: viêm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi,… nếu để lâu ngày không chữa trị kịp thời cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Khi bị các bệnh về đường hô hấp, trẻ thường tiết ra đờm, nhưng vì trẻ sơ sinh chưa biết khạc nhổ ra nên thường nuốt vào, dẫn đến việc những con vi khuẩn từ đờm làm nhiễm khuẩn đường ruột.
- Chế độ ăn uống không hợp lý. Khi mẹ ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, nhiều đồ ăn nhanh hay bánh kẹo ngọt cũng là nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh bú mẹ. Đây là những thực phẩm không không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa.
>>> Tin liên quan: Mẹ có biết: Bé bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?
Những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là 4 dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Mẹ cần ghi nhớ những dấu hiệu đặc trưng này để có thể xử lý chứng bệnh một cách kịp thời, không gây ra những biến chứng nguy hiểm.
1. Nôn trớ
Nôn trớ xảy ra rất phổ biến ở trẻ sơ sinh vì đó là khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, mẹ cũng chưa cần quá lo lắng vì dấu hiệu này sẽ hết dần khi trẻ lớn hơn, lúc ấy hệ tiêu hóa đã dần hoàn thiện.
2. Táo bón
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh khỏe hay yếu là phụ thuộc phần lớn vào sữa mẹ. Do đó, nếu mẹ ăn những thực phẩm khó tiêu hóa như: thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, xúc xích, lạp xưởng, quá nhiều đạm,… đều là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ bị táo bón, khó tiêu sẽ khiến trẻ bị biếng ăn, bỏ bữa, lâu ngày dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, chậm phát triển cân nặng và chiều cao.

Trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, chậm phát triển cân nặng và chiều cao
3. Sống phân
Sự suy giảm lợi khuẩn và gia tăng hại khuẩn trong đường ruột là nguyên nhân của tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ. Ở đường ruột của người có sức khỏe bình thường, tỉ lệ lợi khuẩn luôn cần chiếm ít nhất 85% và hại khuẩn là 15%, nó giúp quá trình tiêu hóa của cơ thể được diễn ra bình thường và hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Vì thế, khi lợi khuẩn xuống dưới 85% cũng là lúc xuất hiện tình trạng loạn khuẩn đường ruột với những triệu chứng thường thấy như: đi ngoài phân sống, phân lỏng, có cả chất nhày trong phân và thường đầy bụng.
4. Tiêu chảy
Tiêu chảy là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh rất thường thấy. Tiêu chảy kéo dài khiến trẻ dễ bị mất nước, mất chất điện giải, nặng nhất là dẫn tới tử vong nếu trẻ không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Trên đây là nguyên nhân và dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh dành cho mẹ.Tốt nhất là mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý để đảm bảo trẻ luôn có một hệ đường ruột khỏe mạnh. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa đi kèm với một vài biểu hiện bất thường, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
>>> Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa?