Còi xương, suy dinh dưỡng luôn là những mối lo lắng của bất kỳ ông bố bà mẹ nào. Trong khi suy dinh dưỡng có vẻ dễ nhận thấy khi bé phát triển thể chất kém hơn so với các bạn, thì dấu hiệu còi xương ở trẻ sơ sinh lại có nhiều khác biệt hơn. Đôi khi mẹ còn có những sự lầm tưởng về bệnh của trẻ.
Bệnh còi xương thường gặp ở những đứa trẻ dưới 3 tuổi, khi cơ thể không được cung cấp đủ vitamin D ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi và photpho trong cơ thể. Còi xương là một rối loạn xương của trẻ em. Hệ xương bị mềm hóa, nhạy cảm với các vết nứt gãy. Thường những bé đẻ non, sinh đôi, nuôi bằng sữa bò hay sinh vào mùa đông có nguy cơ mắc còi xương cao hơn những trẻ khác.
Dấu hiệu còi xương ở trẻ sơ sinh: còi xương có phải luôn đi kèm suy dinh dưỡng
Theo thói quen mọi người hay nói “còi xương suy dinh dưỡng” đi kèm với nhau. Điều này có thực sự đúng hay không?
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, khiến trẻ thua thiệt về chiều cao và cân nặng so với các bé trong cùng độ tuổi. Suy dinh dưỡng có thể kèm theo bệnh còi xương.
Tuy nhiên còi xương lại không hoàn toàn xuất hiện ở các bé suy dinh dưỡng. Trong nhiều trường hợp các bé bụ bẫm, mập mạp vẫn có thể mắc bệnh, do không đủ canxi và photpho đáp ứng cho nhu cầu cao hơn của cơ thể.
3 dấu hiệu còi xương ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết
Giấc ngủ không tròn
Những dấu hiệu ban đầu về bệnh sẽ dễ nhận thấy ở giấc ngủ. Thường trẻ thiếu canxi sẽ ngủ không ngon giấc, giấc ngủ không sâu. Trong lúc ngủ, bé hay giật mình và vặn mình, ra nhiều mồ hôi, sau đó tỉnh giấc bắt đầu quấy khóc.
Các dấu hiệu về xương
Khi tình trạng còi xương của trẻ đã chuyển biến, nhưng dấu hiệu về xương cũng rõ ràng hơn. Canxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ xương. Trẻ còi xương dẫn đến xương bị yếu, bé hay có cảm giác về đau nhức nhất là ở chân. Xương yếu khiến bé lười vận động chạy nhảy, thích chơi một mình và ngồi yên một chỗ. Nếu mẹ để ý chân bé bị vòng kiềng, xương dị dạng, mắt cá tay chân dày hơn thi cũng là dấu hiệu còi xương ở trẻ sơ sinh. Cảm nhận khi sờ nắn vào cơ bắp của trẻ là không chắc, thịt nhão, yêu mềm.
Hệ xương không phát triển nên vận động cũng kém khi bé chậm lẫy, chậm bò hay chậm đi hơn nhiều trung bình độ tuổi hay các thành viên khác trong gia đình.

Trẻ chậm bò, vận động kém cũng là dấu hiệu còi xương ở trẻ sơ sinh
Với trẻ từ 1 – 3 tuổi mắc bệnh còi xương mẹ sẽ thấy bé thường xuyên chuột rút, đau nhức.
Dấu hiệu về răng và tóc
Thường các bé còi xương sẽ xuất hiện hiện tượng rụng tóc sau gáy theo hình vành khăn, chậm mọc tóc, tóc thưa.
So với các trẻ khác, răng của bé mọc chậm hơn rất nhiều. Hoặc mọc không đều, dễ sâu răng. Thông thường 4 chiếc răng cửa trên dưới đầu tiên của trẻ sẽ mọc trong khoảng thời gian từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8. Nếu đến tháng thứ 10 trẻ vẫn chưa mọc răng thì khả năng bé thiếu canxi dẫn đến còi xương là khá cao.
Khi có những dấu hiệu còi xương ở trẻ sơ sinh, mẹ nên đưa bé đến bác sỹ để có những tư vấn chính xác nhất. Ánh nắng mặt trời có tác dụng rất lớn trong quá trình tổng hợp vitamin D. Mẹ hãy dành 10 – 15 phút mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 8 – 9 giờ sáng cho bé tắm nắng. Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi cho bé. Chế biến dạng mềm để trẻ dễ hấp thụ hơn. Việc uống bổ sung các vitamin là cách khá nhanh chóng, tuy nhiên cần có sự chỉ định của bác sỹ trước khi cho bé uống. Ngay cả trong thời gian mang thai mẹ cũng cần được bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý để phòng ngừa còi xương cho bé ở giai đoạn sau này.

Cho bé tắm nắng thường xuyên để hấp thụ vitamin D, giúp tổng hợp canxi ở trẻ
Trên đây là 3 dấu hiệu còi xương ở trẻ sơ sinh mẹ dễ nhận thấy nhất. Hi vọng với bài viết này mẹ sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc bé. Chúc các con luôn mạnh khỏe, vui vẻ trong tình yêu thương của cha mẹ.