Còi xương ở trẻ là một trong những vấn đề mà nhiều mẹ rất lo lắng. Thời gian vừa qua, các mẹ đã gửi những câu hỏi liên quan đến tình trạng này. Cùng đọc những chia sẻ và giải đáp của chuyên gia nhé.
Còi xương ở trẻ có phải là bệnh không?
Mẹ Lan Anh (Kim Sơn, Ninh Bình): “Em hiện nay đang mang thai 7 tháng, thai lần đầu nên nghén rất nhiều, không ăn được gì cả. Thấy mọi người bảo phải chịu khó ăn uống, bổ sung dưỡng chất để con khỏe, không bị còi xương, suy dinh dưỡng. Bác sỹ cho em hỏi còi xương có phải bệnh không?”
Trả lời:
Bệnh còi xương là một rối loạn xương do thiếu vitamin D, canxi hoặc phốt phát. Bệnh còi xương dẫn đến làm mềm và yếu xương và thường gặp nhất ở trẻ 6-24 tháng tuổi. Có một số loại bệnh còi xương, bao gồm còi xương do giảm phosphat máu (còi xương kháng vitamin D), còi xương rối loạn thận và phổ biến nhất là còi xương do dinh dưỡng (do thiếu hụt vitamin D, canxi hoặc phốt phát). Như vậy, còi xương ở trẻ là một loại bệnh.

Còi xương là một bệnh hay gặp ở các trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi
Còi xương ở trẻ và những triệu chứng dễ thấy
Mẹ Lê Mơ (Thanh Chương, Nghệ An): “Dạo gần đây bé nhà mình chậm phát triển chiều cao, con hay mệt mỏi, thi thoảng giật mình khi ngủ, kêu bị đau chân, lại hay chuột rút. Xin hỏi có phải bé đang bị còi xương hay không?”
Trả lời:
Những triệu chứng của bé nhà bạn chưa thể xác định chính xác có tình trạng còi xương ở trẻ hay không. Tuy nhiên, một phần cũng có dấu hiệu còi xương. Bạn theo dõi những biểu hiện sau đây để biết chính xác hơn:
- Đau xương
- Chậm mọc răng, răng yếu dễ bị sâu hay gẫy sớm
- Giảm sức mạnh cơ bắp, cơ không chắc
- Dễ bị nhiễm trùng, hay mắc phải các bệnh như ốm, sốt, viêm đường hô hấp
- Chậm phát triển chiều cao
- Một số biến dạng xương: hộp sọ hình dạng bất thường, bất thường lồng xương sườn và biến dạng xương ức, xương hàm, xương chậu và cột sống. Các khớp tay chân thường phình to hơn bình thường.
- Hay chuột rút, thậm chí co giật
Tuy nhiên, để xác định chính xác nhất tình trạng cần có chuẩn đoán của bác sỹ qua các xét nghiệm chi tiết.
Phòng chống bệnh còi xương ở trẻ như thế nào?
Vấn đề nhiều mẹ quan tâm là làm bệnh còi xương có phòng tránh được hay không, làm cách nào để giúp con giảm thiểu tối đa căn bệnh này. Mặc dù một phần nguyên nhân có thể do di truyền, thừa hưởng hệ gen từ thế trước, còi xương vấn có cách để phòng tránh.
Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể giúp ngăn ngừa con bạn bị còi xương. Hãy chắc chắn rằng bé yêu được nhận đủ vitamin D và canxi. Nếu em bé của bạn bú sữa mẹ hoặc tiêu thụ nhiều sữa mẹ hơn sữa công thức, bổ sung vitamin D là rất cần thiết. Điều này là do sữa mẹ không chứa đủ vitamin D cung cấp cho nhu cầu phát triển của trẻ. Không cho con bạn bổ sung vitamin trừ khi bác sĩ khuyên dùng. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để biết thông tin về liều lượng.

Bổ sung đủ vitamin D cho nhu cầu phát triển hàng ngày là cách để phòng chống bệnh còi xương hiệu quả
Nếu con bạn ăn thức ăn rắn, bạn nên quản lý và thiết kế chế độ ăn uống chi tiết, cẩn trọng. Cung cấp cho bé những thực phẩm giàu vitamin D, chẳng hạn như ngũ cốc ăn sáng và nước cam, và canxi, chẳng hạn như sữa, phô mai, và rau xanh salad. Tắm nắng 10 phút mỗi ngày trong khung giờ hợp lý giúp tổng hợp 80% lượng vitamin D cơ thể cần, phòng chống còi xương ở trẻ. Vì vậy, hỏi bác sĩ để biết bao nhiêu thời gian dưới ánh mặt trời là an toàn cho con bạn. Hãy nhớ rằng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cần được bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời trực tiếp, nhất là khu vực mắt và mặt.
Điều trị bệnh còi xương ở trẻ
Điều trị tùy thuộc vào loại còi xương mà con bạn mắc phải. Đối với trẻ thiếu đủ chất dinh dưỡng, bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung vitamin D và canxi. Hầu hết các trường hợp còi xương sẽ biến mất sau khi con bạn nhận đủ vitamin D. Cơn đau và yếu cơ của con bạn sẽ đỡ hơn trong vòng vài tuần. Nếu con bạn bị khiếm khuyết xương hoặc răng do còi xương, chúng có thể cần niềng răng hoặc phẫu thuật để khắc phục vấn đề.
Để chăm sóc và điều trị còi xương ở trẻ tốt nhất, các chỉ dẫn y tế và lời khuyên của các bác sỹ là rất quan trọng. Vì thế, mẹ hãy đưa bé đi khám để xác định chính xác vấn đề nhé.