Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm không phải là trường hợp hiếm gặp nhưng mẹ cũng đừng nên chủ quan vì đó có thể là một dấu hiệu của việc thiếu chất dinh dưỡng. Nếu không khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này. Vậy nguyên nhân và cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm
Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm chính là do thiếu hụt vitamin D. Đối tượng dễ bị thiếu vitamin D nhất là trẻ sinh non, nhẹ cân, hay những trẻ hay mắc các bệnh rối loạn đường tiêu hóa.
Trong khi đó vitamin D chính là dưỡng chất giúp cơ thể hấp thu và chuyển hóa canxi. Vậy nên trẻ thiếu vitamin D cũng sẽ dẫn đến thiếu canxi, khiến trẻ trằn trọc khó ngủ, quấy đêm, hay giật mình thức giấc và ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn. Thế nhưng, mồ hôi trộm không phải là bệnh, nó chỉ là dấu hiệu của việc thiếu canxi nên mẹ không cần quá lo lắng. Khi phát hiện trẻ ra mồ hôi trộm hãy bổ sung canxi bằng nhiều cách.

Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm chính là do thiếu hụt vitamin D
Các cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh
1. Bổ sung vitamin D
Bổ sung vitamin D cho trẻ là việc làm cần thiết đầu tiên khi tìm cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh, vì thiếu vitamin D là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Mẹ có thể ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin D để bé hấp thu qua sữa mẹ, cho bé uống vitamin D hay cho bé phơi nắng để hấp thu vitamin D qua ánh sáng mặt trời.
Thời gian phơi nắng thích hợp là trước 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Vào mùa đông mẹ có thể cho bé tắm nắng trước 10 giờ sáng và sau 3 giờ chiều vì lúc này ánh sáng mặt trời sẽ không mạnh như mùa hè, an toàn cho da của bé. Đặc biệt, cần tránh những nơi gió lùa để bé không bị cảm lạnh.
2. Không tắm khi trẻ đang ra mồ hôi trộm
Tắm cho trẻ sơ sinh khi trẻ đang đổ mồ hôi trộm là điều tối kỵ hàng đầu mà mẹ tuyệt đối không nên làm. Vì những bộ phận ra mồ hôi trộm của trẻ là đầu và lưng, đây đều là những bộ phận nhạy cảm, mồ hôi thấm ngược lại vào da khiến trẻ dễ bị cảm lạnh và viêm đường hô hấp trên. Việc mẹ cần làm khi thấy trẻ ra mồ hôi trộm chính là dùng khăn xô để thấm mồ hôi cho trẻ, đây là cách hợp lý nhất giúp trẻ hạ nhiệt ngay khi ấy.

Không tắm khi trẻ đang ra mồ hôi trộm
3. Không để trẻ bị mất nước
Nếu trẻ bị mất nước, chắc chắn trẻ sẽ rất mệt mỏi. Khi bé bị mất nước nhiều mẹ hãy bù nước bằng cách cho bé bú nhiều, tuyệt đối không được để trẻ sơ sinh uống nước. Trên 6 tháng tuổi, trẻ mới có thể uống nước để bù nước.
Ngoài ra, khi trẻ thức, mẹ không nên để trẻ ngủ trong phòng kín, không có thông gió vì sẽ khiến nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên và trẻ sẽ bị đổ mồ hôi liên tục. Điều kiện phòng ngủ của trẻ cần luôn ở trạng thái thông thoáng, mát mẻ, đồ đi ngủ của bé cũng phải rộng rãi, chất liệu thấm mồ hôi, không gây khó chịu.
4. Bổ sung thực phẩm giúp ngăn chặn tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ
Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh hiệu quả ngoài việc tắm nắng thường xuyên, hạn chế tắm khi ra mồ hôi và không để trẻ bị mất nước, mẹ còn cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều canxi thông qua thực đơn hàng ngày của mẹ như: trứng, tôm, cua, cá, súp lơ, các loại đậu,…
Mẹ cũng có thể uống thêm sữa hoặc các chế phẩm từ sữa, ăn những món ăn như cháo chim, cháo chân giò,… đều là những món ăn chứa nhiều canxi, giúp trẻ được hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D giúp ngăn chặn tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ
Ngoài việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D, mẹ cũng có thể tham gia các hoạt động thể chất cùng bé để tinh thần bé được vui vẻ thoải mái như: chơi với bé, hát cho bé nghe, massage, dỗ dành mỗi khi bé cáu gắt. Khi tinh thần được ổn định bé cũng ít đổ mồ hôi trộm.
Nói chung, trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm không phải là điều gì quá nghiêm trọng. Mẹ có thể áp dụng những cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh như trên để chấm dứt tình trạng này của bé. Nếu bé vẫn ăn ngủ tốt, tăng cân đều thì hãy an tâm rằng tình trạng này sẽ hết dần trong vài tháng đầu sau sinh. Chỉ khi trẻ đổ mồ hôi trộm đi kèm với các dấu hiệu thiếu canxi thì mẹ mới cần cho trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh và có những giấc ngủ ngon!
>>> Tin liên quan: Bé ra mồ hôi trộm ở đầu mẹ cần xử lý thế nào?