Bé ngủ hay giật mình là tình trạng phổ biến khiến nhiều mẹ lo lắng. Nhiều bé tỉnh giấc quấy khóc, không thể ngủ lại. Các chuyên gia đã có những lý giải về hiện tượng này.
Bé ngủ hay giật mình là một phản xạ tự nhiên
Nếu em bé của bạn bị giật mình bởi một tiếng động lớn, một chuyển động đột ngột hay cảm nhận sự rơi của cơ thể trong giấc mơ, chúng sẽ phản ứng bằng phản xạ giật mình. Thường bé sẽ đột nhiên mở rộng tay và chân, cong lưng và sau đó gập cong cuộn tròn người lại. Bé có thể khóc hoặc không. Nhưng thông trường trong giấc ngủ bé giật mình sẽ thức dậy và quấy khóc.
Bé giật mình khi ngủ là một phản xạ tự nhiên (cũng giống như việc nắm tay, mút, bú,…) và được gọi là phản xạ Moro. Thông thường hiện tượng này chỉ diễn ra nổi bật nhất với những đứa trẻ sơ sinh và thường biến mất hoàn toàn vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6.
Thực tế, em bé có phản xạ giật mình khi ngủ thể hiện hệ thần kinh nhỏ của chúng đang phát triển đúng cách. Tuy nhiên điều này lại gây ra một số rắc rối vì có thể đánh thức em bé của bạn khỏi giấc ngủ ngon.
Bản chất của hiện tượng bé ngủ hay giật mình
Với trẻ sơ sinh, sự khác biệt giữa thế giới bên ngoài và trong bụng mẹ cần có thời gian để thích nghi. Khi bé yêu trong bụng, sự chật hẹp của tử cung khiến bé luôn được bao bọc và có cảm giác an toàn. Khi bé ngủ trong trạng thái giấc ngủ nhanh (REM – rapid eye movement – chuyển động mắt nhanh), mắt em bé đảo qua lại dưới mí mắt của chúng, trong khi cơ thể đã hoàn toàn yên tĩnh. Khi xảy ra tiếng động lớn hoặc cảm giác rơi xuống trong giấc mơ em bé sẽ giật mình và cựa quậy. Giai đoạn này diễn ra trong khoảng 0.6 giây. Khi cánh tay di chuyển, chuyển không cảm thấy được môi trường an toàn trong tử cung – nơi từng là thế giới của chúng. Sự hụt hẫng ngay lúc này sẽ dẫn đến trạng thái giật mình.

Trẻ sơ sinh giật mình trong khi ngủ là phản xạ tự nhiên bình thường
Phản xạ bé ngủ hay giật mình xảy ra khi có sự tác động của các yếu tốt:
- Tiếng động lớn xảy đến đột ngột
- Sự va chạm bất ngờ
- Sự thay đổi đột ngột về cường độ ánh sáng
- Bất kỳ sự thay đổi nào khiến bé mất thăng bằng: thay đổi độ cao (khi được đặt vào cũi, bế em bé lên)
- Con giật mình vì cảm thấy bị đói
Một số tác nhân này có thể rất nhỏ, đến nỗi bạn không chú ý đến chúng. Tuy nhiên với bé, khi đã quen được bao bọc trong bụng mẹ thì bất kỳ những thay đổi nhỏ nhất cũng sẽ khiến con giật mình.
Làm thế nào để xoa dịu khi bé ngủ hay giật mình
Thế giới bên ngoài rất khác so với không gian chật hẹp trong nhưng an toàn trong bụng mẹ. Vì thế, khi bé giật mình mẹ hãy thử kéo cánh tay và chân đang duỗi ra lại gần với cơ thể cả chúng, giữ chúng tại chỗ cho đến khi bé bình tĩnh trở lại.
Mẹ có biết tại sao trẻ sơ sinh mới ra đời cần được quấn tã? Có phải vì dễ thay thế hay không? Không hẳn là như vậy. Việc quấn tã được thực hiện cho trẻ tại khắp nơi trên thế giới như một cách để xoa dịu bé. Điều này giúp tái tạo môi trường tử cung, làm bé cảm giác như đang nằm trong một tổ kén ấm cúng. Khi có kích thích, việc cử động sẽ không khiến bé cảm giấc mất an toàn, và không bịt giật mình tình giấc. Tuy nhiên, cũng không nên quấn tã bé quá chặt vì có thể khiến con ngạt thở hoặc bức bối khó chịu.

Quấn tã cho bé để xoa dịu khi bé ngủ hay giật mình
Và đừng quên hạn chế tất cả những tác nhân khơi lên phản ứng giật mình. Một căn phòng yên tĩnh, ánh sáng phù hợp và ổn định, không có sự tiếp xúc đột ngột trong giấc ngủ chính là cách giúp bé ngủ ngon hơn. Và mẹ cũng đừng quên cho bé bú no trước khi đi ngủ nhé.
Khi nào bé ngủ hay giật mình cần đến sự tư vấn của bác sỹ
Khi bé không có phản xạ như bình thường, đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiềm ẩn. Nếu phản xạ giật mình thiếu ở một bên cơ thể em bé, đó có thể là kết quả của việc gãy vai hoặc chấn thương dây thần kinh. Nếu phản xạ thiếu ở cả 2 bên, là gợi ý cho tổn thương não hoặc tủy sống.
Trái lại, nếu việc bé giật mình khi ngủ diễn ra gay gắt. Được 6,7 tháng vẫn chưa hết. Giật mình kèm theo các biểu hiện bệnh lý khác như ho, sốt, đổ mồ hôi nhiều,…thì cũng có thể là dấu hiệu của bệnh hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Mẹ đừng quá lo lắng, hãy đưa bé đến bác sỹ để kiểm tra về tình trạng của trẻ có phương hướng giải quyết kịp thời.
Như vậy, bé ngủ hay giật mình là phản xạ tự nhiên ở trẻ sơ sinh báo hiệu tình trạng sức khỏe, hệ thần kinh và hệ vận động phát triển bình thường. Mẹ không cần quá lo lắng mà hãy xoa dịu bé để con có thể quay trở lại giấc ngủ với cảm giác an toàn cao nhất.