Trẻ sơ sinh mọc răng thường sẽ gặp triệu chứng đau nướu dẫn đến cảm giác không muốn ăn. Điều này khiến mẹ không khỏi lo lắng vì sợ rằng con sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng làm cơ thể còi cọc. Dưới đây là những lưu ý mẹ cần biết để chăm bé mọc răng biếng ăn.
Khái niệm cơ bản về mọc răng
Vào thời điểm trẻ được 6 hoặc 7 tháng tuổi, mẹ có thể đã lên một thực đơn ăn dặm hàng ngày cho trẻ. Thật đáng lo ngại nếu bé của mẹ đột nhiên ngừng ăn, tuy nhiên đây lại là điều bình thường. Vì thời điểm này bé mọc răng biếng ăn do bị đau nướu. Một trẻ có tổng cộng 20 răng chính (còn được gọi là răng sữa). Các răng của trẻ sẽ mọc lên theo thứ tự và phải đến khi 3 tuổi thì hàm răng của trẻ mới được hoàn thiện.

Bé mọc răng biếng ăn là do bị đau nướu, đa số các bé sẽ từ chối mọi thức ăn trong thời điểm này khiến mẹ không khỏi đau đầu
Triệu chứng bé mọc răng biếng ăn
Mỗi trẻ sơ sinh lại có những trải nghiệm về mọc răng khác nhau đi kèm với nhiều triệu chứng khiến những người lần đầu làm mẹ không khỏi lo lắng. Nói chung, mọc răng làm trẻ sơ sinh bị chảy nước dãi, sưng nướu, quấy khóc và khó chịu. Khi chơi trẻ có thể cắn vào đồ chơi hay ngón tay, còn khi bú trẻ có thể cắn đầu ti của mẹ.
Ngoài ra, khi răng bắt đầu mọc nó sẽ gây ra những cơn đau và trẻ không muốn ăn là do bị cơn đau miệng ‘hành hạ’. Một số trường hợp bé mọc răng biếng ăn còn bị tiêu chảy do nuốt quá nhiều nước bọt. Nếu bé bị tiêu chảy, dạ dày càng khó chịu và càng làm giảm cảm giác thèm ăn.
Những điều cần lưu ý để chăm sóc bé mọc răng biếng ăn

Cảm giác đau nhức nướu không hề dễ chịu một chút nào, hãy chú ý cho bé ăn những món ăn mềm được xay nhuyễn và dễ nuốt để khắc phục tình trạng bé mọc răng biếng ăn
- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các triệu chứng đau nhức hay biếng ăn xảy ra trước 4 ngày khi răng thực sự nhú lên và tiếp tục trong 3 ngày sau khi răng mọc.
- Đa số bé mọc răng biếng ăn trong thời gian này nhưng tuyệt nhiên cha mẹ không nên để trẻ bỏ bữa. Hãy chắc chắn rằng trẻ đang uống đủ sữa ngay cả khi không ăn để tránh bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.
- Chế biếng các thức ăn mềm, dễ nuốt và ưu tiên những món ăn đảm bảo 4 nhóm chất như: chất đạm, chất béo, tinh bột và chất xơ.
- Giữa các bữa ăn, hãy cho bé uống nước ấm hoặc chườm khăn ấm để làm giảm cảm giác đau nhức, khó chịu cho bé.
- Mẹ có thể cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau một cách an toàn và giúp bé ăn ngon miệng trở lại.
- Nếu tình trạng bé mọc răng biếng ăn ngày càng tồi tệ, bé quấy khóc nhiều, không chịu ăn bất cứ thứ gì, đừng ngần ngại mà hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để được giúp đỡ.
Bé mọc răng biếng ăn là tình trạng phổ biến trong những giai đoạn phát triển của trẻ. Cha mẹ không cần quá lo lắng mà hãy theo dõi những phản ứng của cơ thể trẻ để cung cấp cho trẻ một thực đơn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng. Trường hợp trẻ thực sự cảm thấy khó chịu khiến mẹ cảm thấy hoang mang, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời.